Thứ Hai, 31/03/2025

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì? Quyền và nghĩa vụ của cổ đông

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một công cụ quan trọng giúp cổ đông sáng lập kiểm soát công ty. So với cổ phần phổ thông thì cổ phần ưu đãi biểu quyết có vai trò then chốt trong việc định hướng, phát triển và bảo vệ lợi ích của các cổ đông chủ chốt. Thế nhưng, bạn đã hiểu rõ đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tạp Chí Tài Chính để hiểu thêm về loại cổ phần này nhé!

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?

Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cùng với cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức, thuộc nhóm các loại cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp. Đây là một loại cổ phần đặc biệt, mang lại cho cổ đông sở hữu quyền biểu quyết vượt trội so với cổ phần phổ thông. Nói cách khác, những cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có tiếng nói quan trọng và sức ảnh hưởng lớn hơn trong các cuộc họp cổ đông.

cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là công cụ hữu ích trong việc kiểm soát công ty

Loại cổ phần này thường do tổ chức được Chính phủ ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập nắm giữ. Quyền biểu quyết cũng như thời hạn áp dụng của nó được quy định rõ ràng trong Điều lệ công ty, nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hoạt động quản trị.

Ví dụ minh họa về cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là loại cổ phần đặc biệt, mang lại cho cổ đông quyền biểu quyết vượt trội hơn so với cổ phần phổ thông. Cụ thể, mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết thường có số lượng quyền biểu quyết gấp nhiều lần so với cổ phần phổ thông. Dưới đây là một số ví dụ minh họa về cổ phần ưu đãi biểu quyết để bạn hình dung rõ nét hơn về loại cổ phần này:

Ví dụ 1:

Công ty khởi nghiệp A có 5 cổ đông sáng lập, mỗi cổ đông sở hữu 10.000 cổ phần. Công ty quyết định cấp cho các cổ đông sáng lập cổ phần ưu đãi biểu quyết, trong đó mỗi cổ phần được tính là 10 quyền biểu quyết. Như vậy, trong các cuộc họp cổ đông, mỗi cổ đông sáng lập sẽ có số quyền biểu quyết tương đương với 100.000 cổ phần, đảm bảo tiếng nói mạnh mẽ trong việc đưa ra các quyết định quan trọng.

Ví dụ 2:

Công ty A có tổng cộng 200 cổ đông. Trong đó, một cổ đông nắm giữ 100 cổ phần ưu đãi biểu quyết, với mỗi cổ phần ưu đãi được tính 10 quyền biểu quyết. Trong khi đó, mỗi cổ phần phổ thông chỉ tương ứng 1 quyền biểu quyết. Điều này cho phép cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có sức ảnh hưởng lớn, đủ để tham gia quyết định các vấn đề chiến lược như bổ nhiệm nhân sự cấp cao hoặc sửa đổi điều lệ công ty.

Thời hạn ưu đãi biểu quyết của cổ phần ưu đãi biểu quyết do cổ đông sáng lập nắm giữ là bao lâu?

Thời hạn ưu đãi biểu quyết thường được quy định rõ ràng trong Điều lệ công ty hoặc các thỏa thuận giữa các cổ đông. Thông thường, thời hạn này là 3 năm kể từ ngày cấp cổ phần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, thời hạn có thể kéo dài cho đến khi công ty đạt được các mục tiêu cụ thể. Điều này giúp đảm bảo quyền kiểm soát và định hướng của các cổ đông sáng lập trong giai đoạn phát triển quan trọng của doanh nghiệp.

cổ phần ưu đãi biểu quyết
Thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết thường là 3 năm

Đặc điểm của cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Đơn vị thể hiện quyền sở hữu tài sản: Loại cổ phần này đại diện cho quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp.
  • Mệnh giá cổ phần: Mỗi cổ phần sẽ có mệnh giá riêng do công ty quy định và thể hiện chi tiết trên cổ phiếu. Tuy nhiên, mệnh giá có thể không giống giá trên thị trường nhưng không thể thấp hơn.
  • Tính chất không phân chia: Cổ phần ưu đãi biểu quyết không thể phân chia bởi thường thì cổ phần đã địa chia đều trong vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp.
  • Mang tính ổn định tài sản: Thành viên của công ty không thể chuyển nhượng cổ phần khi cổ phần ưu đãi biểu quyết vẫn còn hiệu lực hoặc công ty vẫn hoạt động ổn định.
  • Hiệu lực cổ phần: Cổ phần ưu đãi biểu quyết được xác định có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày công ty, doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi thời hạn này kết thúc thì cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
  • Có quyền biểu quyết cao: Cổ đông nào sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì có quyền biểu quyết hơn những cổ đông có cổ phần phổ thông.
  • Do cổ đông sáng lập sở hữu: Cổ phần ưu đãi biểu quyết được cấp cho cổ đông sáng lập để kiểm soát công ty.
cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ phần ưu đãi biểu quyết bao gồm 7 đặc điểm cơ bản

Quyền hạn của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 116, khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có những quyền sau đây:

  • Tham gia và biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được tham gia, biểu quyết tại các cuộc họp liên quan đến chiến lược, điều lệ hay bổ nhiệm nhân sự cấp cao,…
  • Quyền nhận cổ tức theo quyết định từ đại hội cổ đông: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn và sinh lợi nhuận. Mức cổ tức này tùy thuộc vào quyết định trong đại hội cổ đông.
  • Quyền chuyển nhượng cổ phần (tài sản): Mặc dù cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần sau khi đã hết thời hạn ưu đãi biểu quyết và chuyển sang cổ phần thông thường.
  • Quyền tiếp cận thông tin: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể xem xét và tra cứu thông tin và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông. Đồng thời, xem xét và tra cứu điều lệ công ty hay biên bản, nghị quyết đại hội cổ đông…
cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền tiếp nhận thông tin

Nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi biểu quyết

Tuy có quyền biểu quyết lớn, nhưng cổ đông ưu đãi biểu quyết cần đảm bảo nghĩa vụ dưới đây:

  • Chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn đã góp vào công ty, doanh nghiệp.
  • Cổ đông nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có quyền hạn cao hơn cổ đông thông thường. Thế nhưng trách nhiệm sẽ nhỏ hơn phạm vi tương đương với khoản tiền vốn đã đóng góp.
  • Quyền lợi của cổ đông có giá trị trong 3 năm, bắt đầu tính từ ngày công ty, doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký.
  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổ phần.
  • Tuân thủ mọi quy chế và điều lệ của công ty, doanh nghiệp.
  • Chấp hành quyết định từ Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông.

Những câu hỏi thường gặp về cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ đông có được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết không?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chặt chẽ về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cụ thể, cổ đông sở hữu loại cổ phần này không được tự do chuyển nhượng cho người khác, trừ trường hợp được pháp luật cho phép như thực hiện theo quyết định của tòa án hoặc trong trường hợp thừa kế. Tuy nhiên, khi hết thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng.

Khi hết thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết có bắt buộc phải chuyển đổi không?

Sau khi hết thời hạn ưu đãi biểu quyết thì cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Đồng thời, khi cổ phần ưu đãi biểu quyết hết hạn và chuyển sang cổ phần phổ thông thì thì cổ đông sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông không và ngược lại?

Theo quy định tại điều 114 của Luật Doanh nghiệp quy định, cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển thành cổ phần phổ thông. Tuy nhiên, không xảy ra trường hợp cổ phần phổ thông chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi biểu quyết.

cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển đổi và trở thành cổ phần phổ thông

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là công cụ hữu ích thu hút và giúp các nhà đầu tư quản lý và điều hành công ty. Đặc biệt, trong giai đoạn sáng lập hoặc khi công ty cần đảm bảo tầm nhìn dài hạn thì nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết góp phần hỗ trợ công ty không bị ảnh hưởng từ các cổ đông nhỏ lẻ. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu tìm hiểu về cổ phần ưu đãi hoặc đầu tư tài chính, tư vấn tài chính cá nhân thì bạn đừng bỏ qua các bài viết hữu ích của Tạp Chí Tài Chính nhé!

Tin đọc nhiều nhất