Thứ Hai, 31/03/2025

Cổ phiếu ưu đãi là gì? Các loại cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là khái niệm quen thuộc với nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Đây là loại cổ phiếu được phát hành nhằm huy động vốn và mang lại nhiều quyền lợi cho nhà đầu tư. Vậy cổ phiếu ưu đãi là gì? Cổ phiếu ưu đãi có mấy loại? Có nên đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi hay không? Hãy cùng Tạp Chí Tài Chính tìm hiểu chi tiết về cổ phiếu ưu đãi trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục hiện

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock) là loại cổ phiếu đặc biệt trong công ty cổ phần, chứng nhận quyền sở hữu và mang lại quyền lợi nhất định cho người sở hữu. Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi không chỉ giúp người nắm giữ trở thành cổ đông mà còn đi kèm với những quyền lợi ưu tiên.

Cổ phiếu ưu đãi có tính chất tương tự như cổ phiếu thường nhưng mang lại nhiều quyền lợi đặc biệt. Những ưu đãi này có thể bao gồm quyền biểu quyết, ưu tiên nhận cổ tức hoặc hoàn lại vốn khi công ty giải thể. Tuy nhiên, mức độ ưu đãi phụ thuộc vào loại cổ phiếu và quy định trong điều lệ của từng công ty.

cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi mang lại quyền biểu quyết, cổ tức và hoàn vốn ưu tiên theo điều lệ công ty

Các loại cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi được chia thành 4 loại, mỗi loại có đặc điểm và quyền lợi riêng:

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là một loại cổ phiếu đặc biệt trong công ty cổ phần, mang lại cho người sở hữu nhiều quyền biểu quyết hơn so với cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông. Nói cách khác, mỗi cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ tương ứng với nhiều phiếu bầu hơn trong các cuộc họp cổ đông, giúp chủ sở hữu có tiếng nói lớn hơn trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.

Bên cạnh đó, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cho bất kỳ thành viên nào. Một số đặc điểm nổi bật của cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: 

  • Quyền biểu quyết cao hơn.
  • Hạn chế về số lượng.
  • Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức giúp chủ sở hữu có mức cổ tức cao hơn mức cổ tức của cổ phiếu thông thường. Mức chi trả này được xác định cụ thể trên tờ cổ phiếu ưu đãi. Trong một số trường hợp công ty phá sản hay giải thể, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ nhận được phần tài sản tương ứng với cổ phần.

Mặt khác, cổ đông ưu đãi cổ tức không được phép dự đại hội cổ đông, không có quyền biểu quyết và không được ứng của vào hội đồng quản trị hay ban kiểm soát. Một số đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi cổ tức:

  • Cổ tức cao và ổn định.
  • Quyền ưu tiên trong việc thanh toán.
  • Quyền biểu quyết bị hạn chế. 
cổ phiếu ưu đãi
Trên thị trường chứng khoán hiện nay có 4 loại cổ phiếu ưu đãi 

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại (Redeemable Preferred Stock) là loại cổ phiếu ưu đãi mà công ty có quyền mua lại từ cổ đông sau một thời gian nhất định hoặc khi đạt được điều kiện cụ thể. Cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này sẽ nhận được quyền lợi ưu tiên, nhưng công ty có thể hoàn lại cổ phiếu cho họ và chấm dứt quyền sở hữu khi cần thiết. 

Đặc điểm nổi bật của cổ phiếu ưu đãi hoàn lại:

  • Công ty có quyền mua lại cổ phiếu từ cổ đông.
  • Cung cấp quyền lợi cổ tức ưu tiên.
  • Thường không có quyền biểu quyết.
  • Cổ đông nhận lại vốn khi công ty thực hiện mua lại cổ phiếu.
  • Thời gian mua lại và điều kiện được xác định rõ trong điều lệ công ty.

Cổ phiếu ưu đãi khác theo Điều lệ công ty quy định

Ngoài 3 loại cổ phiếu ưu đãi trên thì cổ đông của công ty có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi khác để đem lại quyền hạn và ưu đãi riêng cho cổ đông. Đây là  là các loại cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi và điều kiện đặc biệt, như quyền cổ tức cao hơn, quyền ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể, hoặc các quyền lợi khác mà công ty quy định riêng biệt. Các quyền lợi này được xác định cụ thể trong Điều lệ công ty, tùy theo thỏa thuận giữa công ty và cổ đông.

Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi mang đồng thời đặc trưng của trái phiếu và cổ phiếu phổ thông. Một số đặc điểm cơ bản đã được Tạp Chí Tài Chính tổng hợp bên dưới:

  • Không có quyền biểu quyết: Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không có quyền tham gia biểu quyết trong các cuộc họp đại hội cổ đông, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định trong điều kiện phát hành.
  • Quyền lợi ưu tiên: Cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận cổ tức cố định và được chi trả trước cổ đông phổ thông trong mọi tình huống. Trong trường hợp công ty gặp khó khăn tài chính hoặc phá sản, họ cũng được phân chia tài sản trước.
  • Khả năng chuyển đổi: Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo tỷ lệ hoặc điều kiện cụ thể, giúp cổ đông có cơ hội tham gia vào quyền biểu quyết và tiềm năng tăng trưởng của công ty.
  • Cổ tức cố định hoặc thả nổi: Cổ đông ưu đãi nhận cổ tức cố định, thường cao hơn so với cổ phiếu phổ thông, hoặc có thể là cổ tức thả nổi tùy thuộc vào tình hình tài chính của công ty.
  • Khả năng rút vốn: Trong một số trường hợp, cổ đông ưu đãi có quyền yêu cầu công ty hoàn lại vốn đầu tư khi công ty mua lại cổ phiếu hoặc thay đổi chiến lược, tạo sự bảo vệ cho nhà đầu tư.
  • Tính thanh khoản thấp: Do không có quyền biểu quyết và ít tham gia vào các hoạt động quản lý công ty, cổ phiếu ưu đãi thường có tính thanh khoản thấp hơn so với cổ phiếu phổ thông.
  • Ưu tiên trong phân chia tài sản khi thanh lý: Nếu công ty bị phá sản hoặc thanh lý, cổ đông ưu đãi sẽ được ưu tiên nhận tài sản công ty trước cổ đông phổ thông, giúp họ bảo vệ phần vốn đầu tư.
  • Tính năng callable: Một số cổ phiếu ưu đãi có tính năng “callable”, cho phép công ty mua lại cổ phiếu trước thời hạn với giá đã thỏa thuận, mang lại sự linh hoạt cho công ty nhưng cũng có thể làm giảm quyền lợi của cổ đông.

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi mang lại nhiều lợi ích cho công ty cổ phần và chủ đầu tư. Sau đây, là một số lợi ích của cổ phiếu ưu đãi:

Cổ tức ổn định và cao hơn

Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi thường được hưởng cổ tức cố định, cao hơn so với cổ phiếu phổ thông. Điều này giúp nhà đầu tư có dòng thu nhập ổn định từ khoản cổ tức mà không phải lo lắng về sự biến động của lợi nhuận công ty.

Ưu tiên nhận cổ tức và tài sản

Cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận cổ tức trước cổ đông phổ thông. Nếu công ty gặp khó khăn tài chính hoặc phá sản, họ cũng được ưu tiên nhận tài sản phân chia, giảm thiểu rủi ro mất mát vốn đầu tư.

Khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông

Nhiều loại cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo điều kiện cụ thể. Điều này mang lại cơ hội cho cổ đông tham gia vào quá trình phát triển dài hạn của công ty và hưởng lợi từ sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu phổ thông.

Bảo vệ vốn đầu tư

Với quyền lợi ưu tiên trong việc nhận cổ tức và tài sản khi công ty thanh lý, cổ đông ưu đãi có sự bảo vệ tốt hơn cho vốn đầu tư so với cổ đông phổ thông, đặc biệt trong những tình huống khó khăn tài chính.

Đầu tư ít rủi ro hơn so với cổ phiếu phổ thông

Vì cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận cổ tức và tài sản, cổ phiếu ưu đãi ít rủi ro hơn so với cổ phiếu phổ thông. Nhà đầu tư có thể cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư vào loại cổ phiếu này.

Khả năng tham gia vào quyết định công ty (trong một số trường hợp)

Mặc dù cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết thông thường, nhưng trong một số tình huống đặc biệt (ví dụ, khi công ty không trả cổ tức trong một thời gian dài), họ có thể được quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty.

Thanh toán trước trong trường hợp cổ phiếu bị mua lại

Nếu công ty quyết định mua lại cổ phiếu ưu đãi, cổ đông sẽ nhận lại số vốn đầu tư của mình sớm hơn so với các cổ đông phổ thông, giúp họ có thể tái đầu tư vào các cơ hội khác.

Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi

Bên cạnh lợi ích mà cổ phiếu ưu đãi mang đến thì loại cổ phiếu này cũng tiềm ẩn một số rủi ro cho công ty cổ phần lẫn chủ đầu tư:

Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi đối với công ty cổ phần

Khi quyết định phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi thì doanh nghiệp phải đối mặt với việc chi phí gia tăng. Các cổ phiếu ưu đãi cũng được xem là một món nợ, bởi khi phá sản thì doanh nghiệp sẽ phải hoàn lại vốn cho cổ đông. Ngoài ra. nếu phát hành cổ phiếu ưu đãi quá mức cũng sẽ khiến giá trị cổ phiếu giảm. Lợi ích của cổ đông cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi đối với các nhà đầu tư

Do cổ đông không được phép chuyển nhượng cổ phiếu ưu đãi một cách tự do nên việc kiếm lợi nhuận trở thành rào cản. Nếu chủ sở hữu muốn chuyển nhượng thì bạn buộc phải chuyển đổi từ cổ phiếu ưu đãi sang cổ phiếu phổ thông.

Mặt khác, đối với chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi cổ tức sẽ không có quyền biểu quyết. Lợi ích của cổ đông cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi ra thị trường.

Cách thức mua cổ phiếu ưu đãi

Khi nhà đầu tư quyết định đầu tư cổ phiếu ưu đãi thì việc tìm hiểu cách mua cổ phiếu là việc quan trọng và cần thiết. Chính vì thế, để mua cổ phiếu ưu đãi thì các nhà đầu tư mới có thể tham khảo cách sau:

Mua cổ phiếu ưu đãi không khác nhiều so với việc mua cổ phiếu phổ thông, nhưng có một số điểm khác biệt mà nhà đầu tư cần lưu ý. Dưới đây là các bước cơ bản để mua cổ phiếu ưu đãi:

Bước 1. Mở tài khoản chứng khoán

Để bắt đầu giao dịch cổ phiếu ưu đãi, nhà đầu tư cần mở một tài khoản chứng khoán tại một công ty chứng khoán. Đây là bước đầu tiên để có thể mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi.

Bước 2. Tìm hiểu về cổ phiếu ưu đãi

Trước khi mua cổ phiếu ưu đãi, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến loại cổ phiếu này, bao gồm:

  • Điều kiện phát hành (tỷ lệ cổ tức, khả năng chuyển đổi, các quyền lợi đi kèm).
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi.
  • Các điều kiện mua lại hoặc chuyển đổi cổ phiếu (nếu có).
  • Các thông tin tài chính của công ty phát hành.

Bước 3. Lựa chọn công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi thường được phát hành bởi các công ty lớn, ổn định về tài chính. Bạn cần lựa chọn công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi có uy tín và triển vọng phát triển tốt. Một số công ty có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi dưới dạng đợt chào bán riêng biệt, thông qua các đợt phát hành cổ phiếu hoặc tái cấu trúc vốn.

Bước 4. Đặt lệnh mua cổ phiếu ưu đãi

Sau khi đã có tài khoản chứng khoán và nắm rõ thông tin về cổ phiếu ưu đãi, bạn có thể thực hiện lệnh mua thông qua công ty chứng khoán. Có thể đặt lệnh mua trực tuyến qua phần mềm giao dịch của công ty chứng khoán hoặc thông qua tư vấn viên của công ty chứng khoán.

Các loại lệnh bạn có thể đặt bao gồm:

  • Lệnh thị trường: Mua cổ phiếu ngay lập tức theo giá thị trường hiện tại.
  • Lệnh giới hạn: Mua cổ phiếu với giá không vượt quá một mức nhất định.

Bước 5. Theo dõi và quản lý cổ phiếu

Sau khi mua cổ phiếu ưu đãi, bạn cần theo dõi tình hình tài chính của công ty phát hành, đặc biệt là các thông tin liên quan đến cổ tức và khả năng trả cổ tức. Bạn cũng cần chú ý đến các thông báo về việc chuyển đổi cổ phiếu (nếu có) hoặc các thay đổi về điều khoản quyền lợi.

Bước 6. Thực hiện giao dịch mua lại hoặc chuyển nhượng (nếu cần)

Trong trường hợp bạn muốn bán cổ phiếu ưu đãi, bạn có thể thực hiện giao dịch bán giống như cổ phiếu phổ thông. Tuy nhiên, tính thanh khoản của cổ phiếu ưu đãi có thể thấp hơn, vì vậy bạn cần xem xét kỹ trước khi thực hiện giao dịch bán.

cổ phiếu ưu đãi
Tìm hiểu cách mua cổ phiếu ưu đãi là bước đầu tiên khi bạn muốn đầu tư

So sánh cổ phiếu ưu đãi với cổ phiếu thường

Dựa vào đặc điểm, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường có những nét giống nhau và khác nhau:

Giống nhau:

  • Đây đều là những công cụ được phát hành từ công ty cổ phần.
  • Người nắm giữ những cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông.

Khác nhau:

Tiêu chíCổ phiếu ưu đãiCổ phiếu phổ thông
Bản chấtLà cổ phiếu tự nguyệnLà cổ phiếu bắt buộc của công ty cổ phần
Cổ tức của cổ phiếuCố địnhCó thể thay đổi tùy thuộc vào kết quả kinh doanh
Quyền biểu quyếtChỉ có quyền biểu quyết khi sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyếtCó quyền biểu quyết
Quyền quản lýKhông có quyền tham gia vào hội đồng quản trịCó quyền tham gia vào hoạt động quản lý công ty
Quyền ưu tiênKhi công ty làm ăn thất bại hoặc phá sản thì cá nhân sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được chia tài sản trước cá nhân sở hữu cổ phiếu phổ thông.
cổ phiếu ưu đãi
Có 6 điểm khác nhau giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông

So sánh cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu

Cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu đều do doanh nghiệp phát hành và có thể mua lại hay chuyển nhượng cho người khác. Chủ sở hữu cũng sẽ nhận lãi cố định dựa trên thông tin được in trên cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu.

Tuy nhiên, cổ phiếu và trái phiếu cũng có nhiều điểm khác nhau như:

Tiêu chíCổ phiếu ưu đãiTrái phiếu
Tính chấtLà chứng chỉ xác nhận về quyền lợi của các nhà đầu tưLà chứng chỉ nợ
Tính bảo vệCó mức độ bảo vệ thấp hơnỞ dạng nợ và được hoàn trả trước
Quyền lợi tài chínhCó quyền lợi tài chínhCó lãi suất cố định
Khả năng hoàn vốnKhông cần hoàn vốnSẽ nhận được hoàn trả vốn trong ngày đáo hạn
Quyền biểu quyếtCổ phiếu ưu đãi biểu quyết có thể biểu quyết trong các cuộc họpKhông có quyền biểu quyết
Mức độ rủi roCao hơnThấp hơn
Tính chuyển đổiCổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông hoặc trái phiếu khi hết hạnTrái phiếu chỉ có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông

Cách tính cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của cổ phiếu, căn cứ vào Điều lệ của công ty. Chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi có thể tính cổ tức theo công thức sau:

Tỷ lệ cổ tức = Cổ tức đã chi trả / Lợi nhuận ròng.

Công thức này phản ánh tỷ lệ phần trăm mà công ty chi trả cho cổ đông so với lợi nhuận ròng của công ty.

Tỷ lệ cổ tức ưu đãi = Cổ tức đã trả hàng năm / Lợi nhuận ròng trên cổ phiếu.

Công thức này giúp xác định số cổ tức mà công ty đã trả cho mỗi cổ phiếu ưu đãi trong một năm, so với lợi nhuận ròng thu được từ mỗi cổ phiếu.

Cả hai công thức trên giúp nhà đầu tư xác định tỷ lệ lợi nhuận mà họ nhận được từ cổ phiếu ưu đãi dựa trên lợi nhuận công ty và các khoản cổ tức đã chi trả

cổ phiếu ưu đãi
Cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi bằng cổ phiếu hàng năm chia cho lợi nhuận ròng

Tại sao doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi?

Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi vì một số lý do chính sau:

  • Huy động vốn mà không làm loãng quyền kiểm soát: Cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết, giúp doanh nghiệp huy động vốn mà không ảnh hưởng đến quyền điều hành của cổ đông sáng lập.
  • Đảm bảo dòng tiền ổn định: Với cổ tức cố định, cổ phiếu ưu đãi mang lại dòng tiền ổn định cho nhà đầu tư, giúp công ty duy trì niềm tin mà không phải trả cổ tức thay đổi thường xuyên.
  • Chi phí huy động vốn thấp hơn: So với vay nợ, phát hành cổ phiếu ưu đãi có thể giảm gánh nặng tài chính và giúp công ty huy động vốn với chi phí thấp hơn.
  • Linh hoạt trong cơ cấu vốn: Các điều khoản linh hoạt như quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông hoặc tính năng gọi lại giúp doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu vốn khi cần.
  • Tăng cường niềm tin của nhà đầu tư: Cổ phiếu ưu đãi với cổ tức cố định và quyền lợi ưu tiên tạo niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn tài chính.
  • Tối ưu hóa tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu: Cổ phiếu ưu đãi giúp doanh nghiệp duy trì tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu hợp lý, tránh rủi ro tài chính từ vay nợ quá mức.
  • Thu hút nhà đầu tư ổn định: Cổ phiếu ưu đãi thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm thu nhập ổn định và an toàn mà không tham gia vào việc quản lý công ty.

Có nên đầu tư cổ phiếu ưu đãi?

Để sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ có phần khó khăn hơn cổ phiếu phổ thông. Bởi cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thưởng không được công ty giao dịch phổ biến mà dành cho cổ đông sáng lập hoặc người có đóng góp nhiều cho công ty. 

Ngược lại, nếu muốn mua cổ phiếu phổ thông, chủ sở hữu có thể mở tài khoản và tiền hành giao dịch. Chính vì thế, đầu tư cổ phiếu ưu đãi được xem là cơ hội tốt nếu nhà đầu tư đang muốn tìm kiếm khoản đầu tư với mức cổ tức cao. Tuy nhiên, cá nhân cần cân nhắc kỹ về mục tiêu tài chính và mức độ rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi.

Tóm lại, đầu tư cổ phiếu ưu đãi chính là kênh đầu tư tiềm năng hiện nay. Với những kiến thức về cổ phiếu ưu đãi trên, hy vọng sẽ giúp các nhà đầu tư kiếm lời trên thị trường chứng khoán. Đừng quên theo dõi Tạp Chí Tài Chính để được tư vấn tài chính cá nhân chi tiết nhất! 

Tin đọc nhiều nhất