Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh trong giai đoạn trung học. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chính là một kỹ năng quan trọng giúp học sinh hình thành thói quen chi tiêu và tiết kiệm. Mặc dù ở lứa tuổi học sinh chưa có thu nhập ổn định thế nhưng việc lập kế hoạch tài chính sớm sẽ giúp các em có sự chuẩn bị vững vàng trong tương lai. Cùng tìm hiểu mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh của Tạp Chí Tài Chính qua bài viết sau.
Tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh
Lập kế hoạch tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng với lứa tuổi học sinh. Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh đem lại nhiều lợi ích:
1. Hình thành thói quen quản lý tài chính từ sớm.
Việc lập kế hoạch sẽ giúp học sinh hiểu giá trị của đồng tiền. Thói quen này giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho tư duy tài chính thông minh, giúp các em có thể đưa ra các quyết định chi tiêu hợp lý và có kế hoạch cho tương lai.
2. Phát triển tư duy tài chính thông minh
Khi học sinh tham gia lập kế hoạch tài chính cá nhân, các em học cách phân bổ ngân sách. Đồng thời còn phát triển khả năng đánh giá, dự đoán và lập kế hoạch dài hạn. Các em học được cách xác định mục tiêu tài chính rõ ràng, từ đó hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm cho các nhu cầu trong tương lai, giúp hình thành một tư duy tài chính thông minh và thực tế.
3. Giảm phụ thuộc tài chính vào gia đình
Học sinh có thể giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào gia đình. Việc này không chỉ giúp các em trở nên tự lập hơn mà còn xây dựng khả năng quản lý tài chính trong các tình huống khẩn cấp. Qua đó tạo sự độc lập tài chính, tích lũy tiền bạc cho các mục tiêu dài hạn như học tập, du học hoặc khởi nghiệp.
4. Phát triển kỹ năng ra quyết định
Thực hành lập kế hoạch tài chính không chỉ giúp học sinh kiểm soát chi tiêu mà còn giúp phát triển các kỹ năng ra quyết định quan trọng. Các em học cách cân nhắc giữa các lựa chọn tài chính, đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi quyết định, và thực hiện các kế hoạch tài chính hợp lý. Điều này không chỉ có ích trong việc quản lý tài chính cá nhân mà còn giúp các em hình thành kỹ năng ra quyết định trong các lĩnh vực khác của cuộc sống.
5. Rèn luyện tính độc lập và trách nhiệm
Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính giúp học sinh phát triển tính độc lập. Cùng với đó là trách nhiệm và khả năng tự quản lý cuộc sống tài chính. Thực hành này giúp các em học cách lập kế hoạch dài hạn, đối mặt với thử thách tài chính, đồng thời biết chịu trách nhiệm với các quyết định tài chính của mình. Đây là bước quan trọng trong việc xây dựng tính cách và thói quen sống có kỷ luật và chủ động.
Các bước cơ bản để lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh
Để quản lý tài chính hiệu quả thì việc lập kế hoạch rõ ràng là một thao tác quan trọng. Các bước để lập kế hoạch tài chính cụ thể bao gồm:
- Bước 1: Xác định mục mục tiêu tài chính thông qua hình thức học sinh viết ra giấy những mục tiêu cụ thể.
- Bước 2: Học sinh cần dự toán toàn bộ thu nhập hiện tại bằng việc liệt kê tất cả các nguồn thu nhập cá nhân. Bao gồm tiền tiêu vặt, tiền thưởng hay tiền kiếm được từ những công việc làm thêm giờ.
- Bước 3: Thiết lập ngân sách chi tiêu qua việc chia thu nhập thành những khoản nhỏ như tiết kiệm, chi tiêu cho học tập hay chi phí cá nhân.
- Bước 4: Theo dõi và tuân thủ kế hoạch là thao tác cuối cùng khi lập kế hoạch tài chính. Ở bước này học sinh cần ghi chép và theo dõi chi tiêu hàng tháng. Mục đích kiểm soát và đảm bảo chi phí không vượt quá ngân sách đề ra.
Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân đơn giản cho học sinh
Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh được thực hiện chi tiết qua các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính
Ở bước đầu tiên, các em học sinh cần xác định mục tiêu cá nhân cụ thể:
- Mục tiêu tài chính ngắn hạn (1-3 tháng). Là những mục tiêu bạn có thể đạt được trong vòng 3 tháng.
Ví dụ: Bạn muốn tiết kiệm 1.000.000 VNĐ trong khoảng từ 1-3 tháng. Mục đích mua quà tặng sinh nhật cho bản thân thì bạn có thể đặt ra số tiền tiết kiệm cố định ở mỗi tháng. Bên cạnh đó, điều chỉnh những khoản chi không cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.
- Mục tiêu tài chính dài hạn (6-12 tháng). Là mục tiêu cần từ 6 tháng đến 1 năm để thực hiện.
Ví dụ: Bạn muốn mua một chiếc laptop hoặc đăng ký một khóa học tiếng Anh trị giá 5.000.000 VNĐ. Để có thể đạt được mục tiêu thì bạn cần tiết kiệm mỗi tháng khoảng 500.000 – 600.000 VNĐ.
Bước 2: Kiểm soát thu chi cá nhân
Để kiểm soát được thu chi cá nhân, đầu tiên các em học sinh cần xác định rõ mọi nguồn thu hàng tháng. Bởi việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ số tiền mình đang có là bao nhiêu.
Các nguồn thu nhập được chia thành 2 nhóm chính: thu nhập cố định và thu nhập không cố định.
Nguồn thu nhập cố định là số tiền các em học sinh nhận được hàng tháng. Các nguồn thu nhập cố định gồm có:
- Tiền tiêu vặt từ gia đình: 1.500.000 VNĐ. Đây là số tiền gia đình chu cấp hàng tháng để bạn chi tiêu cá nhân.
- Học bổng (Nếu có): 3.000.000 VNĐ. Đây là khoản tiền bạn nhận được trường hoặc các tổ chức khuyến học trao tặng. Học bổng cũng chính là nguồn thu nhập cố định giúp học sinh giảm bớt gánh nặng về tài chính.
Nguồn thu nhập không cố định là các khoảng thu không đều đặn. Khoản thu này có thể thay đổi bất cứ khi nào. Các nguồn thu nhập không cố định gồm:
- Tiền làm thêm giờ (Nếu có): 2.500.000 VNĐ. Đây là một khoản thu từ công việc làm thêm giờ hoặc bán thời gian.
- Quà tặng hoặc hỗ trợ từ người thân: 1.000.000 VNĐ. Là khoản tiền bạn thi thoảng được nhận vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, tết,…
- Thu nhập khác (bán đồ handmade, gia sư…): 2.000.000 VNĐ. Đây là nguồn thu ngoài lề từ các công việc tự do bạn đang thực hiện.
- Tổng thu nhập hàng tháng. Tổng thu nhập hàng tháng được tính từ việc cộng các khoản thu cố định và không cố định. Ví dụ số tiền hàng tháng bạn có thể nhận là: 5.500.000 VNĐ.
Bước 3: Thiết lập ngân sách thu chi cá nhân
Thiết lập ngân sách thu chi được xem là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình hỗ trợ bạn quản lý tài chính. Việc thiết lập ngân sách thu chi giúp bạn phân bổ các khoản chi hợp lý. Từ đó luôn sắp xếp được số tiền cho các mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra.
Phân bổ chi tiêu hàng tháng
Phân bổ chi tiêu sẽ giúp các em học sinh có một ngân sách hợp lý. Có thể chia các khoản chi thành nhiều nhóm như sau:
- Chi tiêu bắt buộc: Là các khoản chi có tính chất cố định. Những khoản này phục vụ trong sinh hoạt thường ngày.
- Học phí, tài liệu học tập: 500.000 VNĐ.
- Chi phí ăn uống: 300.000 VNĐ.
- Phí di chuyển (xe buýt, xăng xe,…): 200.000 VNĐ.
- Chi tiêu cá nhân: Ngoài khoản chi cố định, bạn còn một số khoản chi tiêu phục vụ nhu cầu của bản thân như:
- Quần áo, mỹ phẩm: 500.000 VNĐ.
- Hoạt động giải trí (xem phim, ca nhạc, du lịch…): 200.000 VNĐ.
- Quà tặng, sinh nhật bạn bè: 300.000 VNĐ.
- Quỹ tiết kiệm: là một phần quan trọng trong vấn đề quản lý tài chính. Để thực hiện được mục tiêu tài chính thì bạn cần chuẩn bị một khoản cho quỹ này.
- Tiết kiệm ngắn hạn (mua sách, đồ dùng học tập,…): 300.000 VNĐ
- Tiết kiệm dài hạn (mục tiêu lớn như đi du học, mua thiết bị học tập): 2.000.000 VNĐ
Tổng chi tiêu hàng tháng: 4.300.000 VNĐ
Quản lý quỹ dự phòng
Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài chính cá nhân. Quỹ này sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề cấp bách.
- Số tiền dự trù: 500.000 VNĐ (5-10% thu nhập).
- Mục đích: Quỹ dự phòng được dùng cho các tình huống khẩn cấp như học phí đột xuất. Hoặc mua sắm các thiết bị học tập như máy tính, sách vở, tài liệu ôn thi…
Bên cạnh mẫu này, các em học sinh có thể tham khảo mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 1. Nội dung này hiện đang được giảng dạy tại trường.
Bước 4: Theo dõi, tuân thủ kế hoạch tài chính đã thiết lập
Khi đã thiết lập được ngân sách thu chi của bản thân thì các em học sinh nên tuân thủ kế hoạch tài chính. Đồng thời, theo dõi kế hoạch và thay đổi khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
- Ghi chép chi tiêu hàng ngày: Để có thể theo dõi thu chi thì bạn có thể dùng sổ tay, ứng dụng thu chi hoặc Excel để ghi lại.
- Đánh giá hiệu quả kế hoạch:
- Cuối tháng, bạn hãy so sánh tổng chi tiêu thực tế với dự kiến.
- Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh kế hoạch nếu chi tiêu vượt mức ban đầu hoặc không đạt được mục tiêu tiết kiệm.
Công cụ hỗ trợ lập kế hoạch
- Excel: Học sinh có thể tạo bảng theo dõi thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm nhằm có cái nhìn tổng quan về tài chính cá nhân.
- Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng ứng dụng Money Lover, MISA…. sẽ hỗ trợ bạn theo dõi chi tiêu một cách tiện lợi.
- Sổ tay: Dùng sổ tay là hình thức dành cho những em học sinh thích cách ghi truyền thống. Việc ghi chú hàng ngày sẽ giúp các em dễ dàng đối chiếu hơn.
Những điều học sinh cần lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân
Để có thể quản lý tài chính hiệu quả, học cần lưu ý một số điều sau:
- Học sinh cần xác định mục tiêu cụ thể trước khi thiết lập kế hoạch tài chính. Bởi việc xác định rõ ràng mục tiêu sẽ giúp bạn lên kế hoạch dễ dàng hơn.
- Ở cấp học sinh, các em nên tập thực hành với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn để dễ dàng thực hiện và kiểm soát.
- Các em học sinh nên phân bổ thu nhập cũng như các khoản chi tiêu hợp lý. Đồng thời, luôn đảm bảo ngân sách không vượt quá việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cho 1 năm học đã đề ra.
- Tạo nên một quỹ tiết kiệm hàng tháng là một ý tưởng hay. Việc tiết kiệm đều đặn dù là số tiền nhỏ cũng sẽ giúp học sinh xây dựng thói quen tài chính tốt.
- Sau khi thiết lập kế hoạch tài chính thì học sinh cần theo dõi chi tiêu. Bạn nên điều chỉnh ngân sách nếu có phát sinh chi phí bất ngờ.
- Học cách chi tiêu thông minh sẽ giúp học sinh tiết kiệm một khoản cho những việc làm không cần thiết. Ngoài ra, hãy học cách so sánh giá tiền để có thể tối ưu tài chính cá nhân.
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính. Bởi tạo mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh là công cụ hữu ích giúp học sinh tiết kiệm và xây dựng thói quen tài chính tốt khi trưởng thành. Vì thế, để có một tương lai tài chính ổn định thì các em buộc phải tạo cho mình một bản kế hoạch tài chính cụ thể. Đừng quên theo dõi tapchitaichinh.net nếu bạn muốn được tư vấn tài chính cá nhân hay tìm hiểu các thông tin liên quan!