Thứ Hai, 31/03/2025

Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 bổ ích cho học sinh

Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 là chủ đề được tìm kiếm hàng đầu  khi các học sinh được đào tạo qua môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật. Thấu hiểu điều này, Tạp Chí Tài Chính sẽ gửi đến bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến môn học và cách lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 hiệu quả đối với các bạn học sinh.

Tổng quan về môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật là môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới, đóng vai trò là một môn học cốt lõi trong việc hình thành ý thức công dân. Môn học tích hợp các nội dung về đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật và kinh tế.

Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10
Giáo dục Kinh tế và Pháp luật là môn học cốt lõi để giáo dục công dân

Chương trình đào tạo xoay quanh mối quan hệ của con người với cộng đồng, đất nước và môi trường. Kết hợp hài hòa giá trị truyền thống và hiện đại, được phát triển xuyên suốt từ nhỏ đến lớn. Qua môn học này, học sinh được trang bị kí thức và kỹ năng quan trọng. Kiến thức này nhằm mục đích xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và hiểu rõ quyền cũng như nghĩa vụ pháp luật của mình.

Môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật được học ở cấp nào?

Nội dung Giáo dục Kinh tế và Pháp luật được chia thành hai giai đoạn:

  • Giáo dục cơ bản.
  • Giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Ở cấp trung học phổ thông, môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật thuộc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Đây là môn học lựa chọn dành cho học sinh yêu thích hoặc định hướng theo đuổi các ngành Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật.

Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10
Môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật được chia thành 2 giai đoạn là giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp

Nội dung của môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 nêu rõ những yêu cầu học sinh cần đáp ứng cụ thể gồm:

Nội dungYêu cầu cần đạt
Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
  • Hiểu và nắm rõ các hoạt động kinh tế trong xã hội.
  • Phân biệt vai trò của các thành phần tham gia trong hoạt động kinh tế.
  • Nhận thức được vai trò quan trọng của bản thân và gia đình trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước.
  • Có ý thức trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động kinh tế.
  • Chủ động tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với độ tuổi và khả năng.
Thị trường và cơ chế thị trường
  • Nắm được khái niệm và cơ chế hoạt động của thị trường.
  • Nêu các loại thị trường và mô tả chức năng của từng loại.
  • Đánh giá điểm mạnh và hạn chế của cơ chế thị trường.
  • Đánh giá vai trò và tác động của giá cả trong cơ chế thị trường.
  • Phê phán những hành vi sai trái trong hoạt động thị trường.
  • Nhận thức và tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế thị trường.
Ngân sách nhà nước và thuế
  • Hiểu rõ khái niệm về ngân sách nhà nước.
  • Phân tích đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.
  • Giải thích lý do nhà nước thực hiện thu thuế.
  • Nắm được danh sách các loại thuế phổ biến.
  • Trình bày các quy định pháp luật cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách và thuế.
  • Tuân thủ pháp luật và phê phán hành vi vi phạm quy định về thu, chi ngân sách và thuế.
Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
  • Trình bày vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh trong phát triển kinh tế và xã hội.
  • Phân biệt và mô tả đặc điểm của một số mô hình sản xuất kinh doanh phổ biến.
  • Xác định và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu và định hướng tương lai của bản thân.
Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
  • Phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế.
  • Liệt kê các dịch vụ tín dụng và đặc điểm của từng dịch vụ.
  • Nhận biết sự khác biệt giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí khi sử dụng dịch vụ tín dụng.
  • Thực hiện việc sử dụng các dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm và hợp lý.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân
  • Giới thiệu khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính và lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.
  • Phân tích và nắm được những bước lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn, dài hạn hoặc cơ bản.
  • Thực hiện lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của bản thân.
  • Quản lý và kiểm soát tình hình tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Trình bày đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
  • Mô tả chức năng, cơ cấu và hoạt động của các cơ quan Nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát.
  • Phê phán và lên án các hành vi chống phá Nhà nước.
  • Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị, tuân thủ pháp luật.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Trình bày khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nắm được nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013, gồm có các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cũng như tổ chức bộ máy nhà nước.
  • Thực hiện nghĩa vụ theo Hiến pháp thông qua các hành động cụ thể, phù hợp với độ tuổi và trình độ.
  • Phê phán hành vi vi phạm Hiến pháp của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP
Chuyên đề 10.1:

Tình yêu, hôn nhân, gia đình

  • Giải thích ý nghĩa của tình yêu và các sai lầm cần tránh trong tình yêu.
  • Định nghĩa hôn nhân và các điều khoản pháp lý khi kết hôn.
  • Mô tả khái niệm gia đình và vai trò của gia đình.
  • Nêu những nội dung chính của chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay ở Việt Nam.
  • Nắm được các tiêu chí để xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Thực hiện trách nhiệm từng thành viên trong gia đình.
Chuyên đề 10.2:

Mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

  • Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm và các lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
  • Nhận diện mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ.
  • Xây dựng quy trình tổ chức và hoạt động cho một doanh nghiệp nhỏ.
  • Phân tích bài học từ cả thành công và thất bại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
  • Thể hiện đam mê trong sản xuất kinh doanh, tự chủ học hỏi quy trình và kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp.
Chuyên đề 10.3:

Một số vấn đề về pháp luật hình sự

  • Trình bày khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự, đặc biệt liên quan đến người chưa thành niên.
  • Nhận biết tác hại và hậu quả của việc vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống thường gặp.
  • Đưa ra ý kiến phân tích và đánh giá trong các cuộc thảo luận về các vấn đề pháp luật hình sự.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật hình sự và tuyên truyền người tuân theo.
Nội dung môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật giúp học sinh nhận thức đúng và thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của một công dân
Giáo dục Kinh tế và Pháp luật giúp học sinh nhận thức đúng và thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân

Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật

Môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật giúp học sinh hiểu biết về những kiến thức kinh tế để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Cùng tham khảo mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh để ứng dụng cho bài học và áp dụng thực tế hiệu quả:

  • Bước 1: Rà soát lại tình hình tài chính cá nhân.
  • Bước 2: Đặt ra mục tiêu tài chính cá nhân.
  • Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các nhóm: Cần thiết, không cần thiết, tự do.
  • Bước 4: Tiến hành lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 ngắn hạn và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu.
  • Bước 5: Kiên trì thực hiện đúng theo kế hoạch tài chính đã đề ra.
  • Bước 6: Đánh giá tổng thể kế hoạch tài chính đề có điều chỉnh kịp thời.
 Trường hợp 1Trường hợp 2Trường hợp 3
Thời gian3 tháng

(Tháng 1/2/3 – 2025)

6 tháng

(Tháng 4/5/6 – 2025)

1 năm

(Tháng 7/2025 – 6/2026)

Mục tiêuMua giày mới 900.000 đồngMua khóa học Tiếng Anh 1.800.000 đồngĐi du lịch Đà Lạt 3.500.000 đồng
Khoản thu
  • Tiền đi học 50.000 đồng/ngày
  • Tháng: 50.000 đồng x 30 ngày = 1.500.000 đồng
  • Tiền đi học 50.000 đồng/ngày
  • Tháng: 50.000 đồng x 30 ngày = 1.500.000 đồng
  • 6 tháng: 50.000 đồng x 180 ngày = 9.000.000 đồng
  • Tiền đi học 1.500.000 đồng/tháng
Khoản chi
  • Ăn uống: 1.000.000 đồng/tháng (35.000 đồng/ngày)
  • Mua sách: 200.000 đồng
  • Ăn uống: 1.000.000 đồng/tháng (ngày 35.000 đồng)
  • Mua sách: 200.000 đồng
  • Ăn uống  Ăn uống: 1.000.000 đồng/tháng (35.000 đồng/ngày)
  • Dự phòng: 200.000 đồng
Cách thực hiện
  • Khoản thu (1.500.000 đồng) – Khoản chi (1.200.000 đồng) = Còn 3.00.000 đồng
  • Tiết kiệm mỗi tháng 300.000 đồng/tháng (3 tháng x 300.000 đồng = 900.000 đồng)
  • Khoản thu (1.500.000 đồng) – Khoản chi (1.200.000 đồng) = Còn lại 300.000 đồng
  • Mỗi tháng tiết kiệm 300.000 đồng (6 tháng x 300.000 đồng = 1.800.000 đồng)
  • Khoản thu (1.500.000 đồng) – Khoản chi (1.200.000 đồng) = Còn lại 300.000 đồng
  • Mỗi tháng tiết kiệm 300.000 đồng (12 tháng x 300.000 đồng = 3.600.000 đồng)
  • Tiền đi du lịch 3.500.000 đồng (Thừa 100.000 đồng)

Những cách giúp học sinh đạt hiệu quả môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật

Nội dung môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật đề cập đến rất nhiều lĩnh vực, kiến thức thiết yếu của cuộc sống. Nếu bạn muốn học tốt môn học này thì hãy bỏ túi những tips dưới đây:

  • Rèn luyện kỷ năng thực hành: Áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, như quản lý chi tiêu cá nhân. Đồng thời, áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân vào các bài tập thực tế như lập kế hoạch tài chính cá nhân.
  • Tương tác nhóm: Thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè cùng lớp về các tình huống.
  • Sử dụng công nghệ: Áp dụng các ứng dụng quản lý tài chính để kiểm soát chi tiêu.
  • Học tập qua tình huống. Giáo viên tái hiện thực tế qua các bài tập tình huống để học sinh luyện tập và đưa ra giải pháp.
Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10
Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp học sinh sử dụng tiền đúng cách tránh lãng phí

Bài viết trên là những nội dung liên quan đến môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, cùng với đó là mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 khả thi nhất với học sinh. Hy vọng, những thông tin được đề cập trong bài sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng hoạch định một kế hoạch tài chính thông minh cho bản thân.

Tin đọc nhiều nhất