Thứ Hai, 31/03/2025

Top 5 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên thời 4.0

Cánh cửa đại học mở ra cũng là lúc các bạn sinh viên phải đối mặt với nhiều các vấn đề mới. Quản lý tài chính của sinh viên là việc làm hết sức quan trọng ngay lúc này. Chính vì vậy, sinh viên cần được khuyến khích tìm hiểu và trau dồi vốn kiến thức tài chính ngay từ đầu. Hãy cùng Tạp Chí Tài Chính tapchitaichinh.net tìm hiểu cách quản lý tài chính cá nhân của sinh viên qua bài viết sau.

Vì sao sinh viên cần có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân?

Sinh viên là đối tượng có nguồn thu nhập chủ yếu đến từ khoản chu cấp của bố mẹ hoặc các công việc làm thêm. Số tiền này thực sự khá ít ỏi, chỉ đủ để trang trải cuộc sống sinh viên hàng ngày. Chính vì thế, việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên rất quan trọng và cần thiết. Vì sao sinh viên cần có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân?. Phải kể đến những lý do sau:

  • Duy trì cuộc sống vừa học tập và làm thêm một cách ổn định.
  • Đời sống tinh thần bớt áp lực có thể tập trung vào việc học hành.
  • Tập trung vào học hỏi những trải nghiệm mới, vơi bớt nỗi lo lắng về tiền bạc.
  • Hình thành thói quen tốt, thoát khỏi bẫy khủng hoảng tài chính.
  • Tiết kiệm được tiền có thể sử dụng vào những lúc cần thiết như ốm đau, bệnh tật hoặc có thể đầu tư từng bước nhỏ cho tương lai.
quản lý tài chính cá nhân của sinh viên
Quản lý và kiểm soát chi tiêu là một trong những kỹ năng cần thiết của sinh viên

Những kỹ năng quản lý tài chính mà sinh viên cần có

Thời đại 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho sinh viên. Đặc biệt trong việc quản lý tài chính cá nhân. Để thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân, sinh viên cần trang bị những kỹ năng thiết yếu sau:

1. Kỹ năng lập kế hoạch ngân sách

Đây là kỹ năng nền tảng giúp sinh viên theo dõi tổng thể thu nhập và chi tiêu của mình một cách chi tiết. Từ đó phân bổ ngân sách hợp lý cho các khoản cần thiết như học phí, ăn uống, sinh hoạt phí, giải trí…. Việc này giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của mình. Tránh tình trạng thâm hụt hoặc chi tiêu vượt mức cho phép.

2. Kỹ năng quản lý chi tiêu thông minh

Sinh viên cần biết phân biệt rõ giữa nhu cầu và mong muốn, từ đó ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu như học phí, ăn uống, và các khoản chi cần thiết cho cuộc sống.

  • Ưu tiên chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu: Đảm bảo rằng các khoản chi cho những nhu cầu cơ bản được ưu tiên trước.
  • Hạn chế mua sắm những món đồ không cần thiết: Tránh chi tiêu vào những sản phẩm, dịch vụ không thực sự cần thiết.
  • Tìm kiếm các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá: Trước khi mua sắm, hãy tìm hiểu và tận dụng các chương trình giảm giá để tiết kiệm chi phí.
  • Lập kế hoạch chi tiêu bằng Excel: Quản lý tài chính cá nhân bằng excel để liệt kê và theo dõi các khoản chi tiêu hàng tháng, giúp kiểm soát tài chính và tránh rối loạn ngân sách.
  • Theo dõi và đánh giá chi tiêu thường xuyên: Định kỳ xem xét lại các khoản chi để điều chỉnh và cải thiện kế hoạch tài chính.
Lập kế hoạch ngân sách giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính 
Lập kế hoạch ngân sách giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính

3. Kỹ năng tìm hiểu kiến thức tài chính

Sinh viên nên chủ động tìm hiểu kiến thức tài chính, đầu tư và quản lý rủi ro thông qua việc đọc sách quản lý tài chính cá nhân như:

  • Người giàu nhất thành Babylon – George S.Clason.
  • Tiền làm chủ cuộc sống – Tony Robbins.
  • Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân – Brian Tracy & Dan Stritzel.
  • Con đường tự do tài chính – Bodo Schaefer.

Hoặc các khóa học quản lý tài chính cá nhân online:

  • Khóa học quản lý tài chính cá nhân của Trường đại học Duke University.
  • Khóa học quản lý tài chính và hướng dẫn đầu tư của Khan Academy.
  • Khóa học “4 bước làm chủ tiền bạc” của chuyên gia tài chính Thành Đô.

Đồng thời, thường xuyên theo dõi tin tức tài chính trên các nền tảng mạng xã hội cũng giúp sinh viên nắm bắt được nhiều thông tin thiết yếu. Cùng với đó là những ứng dụng hiện đại, nâng cấp kiến thức và kỹ năng tài chính trong thời đại phát triển. 

Sinh viên chủ động tìm hiểu kiến thức tài chính, đầu tư và quản lý rủi ro.
Sinh viên chủ động tìm hiểu kiến thức tài chính, đầu tư và quản lý rủi ro.

4. Thực hành tiết kiệm, tìm kiếm nguồn thu nhập và đầu tư

Kỹ năng tiết kiệm

Kỹ năng tiết kiệm là nền tảng quan trọng để sinh viên xây dựng một tương lai tài chính vững vàng. Để thực hiện điều này, sinh viên cần:

  • Ưu tiên chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu: Xác định các khoản chi cần thiết như học phí, tiền thuê nhà, ăn uống và sách vở.
  • Hạn chế chi tiêu không cần thiết: Việc xây dựng thói quen tự nấu ăn hoặc mua sắm thông minh giúp giảm chi phí sinh hoạt.
  • Nỗ lực học tập để đạt học bổng. Đây cũng là cách phổ biến giúp sinh viên có tinh thần học tập tốt. Đồng thời tạo động lực để nỗ lực hơn nữa.

Tìm hiểu đầu tư

Kỹ năng đầu tư giúp sinh viên không chỉ bảo vệ tài chính mà còn tạo ra nguồn thu nhập thụ động lâu dài. Các bước cần thực hiện bao gồm:

  • Tìm hiểu các hình thức đầu tư phù hợp: Sinh viên có thể bắt đầu với các hình thức đầu tư ít rủi ro và dễ tiếp cận như chứng khoán, quỹ ETF, hoặc gửi tiết kiệm. Những khoản đầu tư này không đòi hỏi số vốn quá lớn nhưng vẫn có thể mang lại lợi ích lâu dài.
  • Đánh giá rủi ro và lợi nhuận: Trước khi đầu tư, sinh viên cần nắm rõ các yếu tố rủi ro liên quan đến từng loại hình đầu tư.
  • Bắt đầu với khoản vốn nhỏ và dần dần mở rộng: Sinh viên nên bắt đầu với số tiền nhỏ để làm quen với các quy trình đầu tư và thị trường tài chính. Việc đầu tư nhỏ giúp giảm thiểu rủi ro, đồng thời tích lũy kinh nghiệm để có thể mở rộng quy mô đầu tư sau này.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể tìm đến công việc làm thêm phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn việc làm thêm phù hợp để đảm bảo thời gian và sức khỏe không để ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

5. Kỹ năng ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính

Ngoài việc sử dụng các công cụ như phần mềm, app quản lý tài chính cá nhân, sinh viên còn có thể ứng dụng công nghệ vào việc học hỏi, tìm hiểu và ứng dụng thực tế từ những kiến thức quản lý tài chính đã tìm tòi được vào cuộc sống. Đồng thời nắm bắt được các nền tảng đầu tư tài chính trực tuyến để quản lý và đầu tư một cách hiệu quả nhất.

Nắm bắt các nền tảng đầu tư tài chính trực tuyến để quản lý và đầu tư một cách hiệu quả nhất
Nắm bắt các nền tảng đầu tư tài chính trực tuyến để quản lý và đầu tư một cách hiệu quả nhất

Sinh viên cần trang bị kỹ năng quản lý tài chính từ khi nào?

Việc quản lý chi tiêu mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sinh viên. Vì thế, sinh viên cần được trang bị kiến thức và kỹ năng tài chính càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là ngay khi bắt đầu vào cánh cổng đại học. Đây là giai đoạn đầu tiên họ phải tự lập và chịu trách nhiệm về tài chính của mình. Việc làm này đặc biệt quan trọng để sinh viên có thể thích nghi được với cuộc sống độc lập và có quyết định đúng đắn trong chi tiêu cũng như tiết kiệm và đầu tư.

quản lý tài chính cá nhân của sinh viên
Sinh viên cần xây dựng thói quen quản lý tài chính cá nhân càng sớm càng tốt

Những điều sinh viên cần lưu ý trong quá trình quản lý chi tiêu

Để tránh rơi vào những rủi ro tài chính, sinh viên cần lưu ý trong quá trình quản lý chi tiêu như sau:

  • Lập ngân sách hàng tháng.
  • Theo dõi chi tiêu thường xuyên.
  • Hạn chế chi tiêu vào món đồ không cần thiết..
  • Tìm kiếm ưu đãi và giảm giá.
  • Dự phòng chi phí khẩn cấp..
  • Không vay nợ tiêu dùng.
  • Tiết kiệm từ những khoản nhỏ.

Có thể thấy rằng, kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên hiện nay thực sự rất cần thiết. Việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên vững chắc sẽ là tiền đề giúp các bạn an tâm trên con đường học vấn và tự tin với những kỹ năng tài chính đã được rèn luyện từ sớm. Đồng thời đừng bỏ qua cẩm nang chi tiêu và đầu tư hiệu quả đang chờ bạn tại chuyên mục tư vấn tài chính cá nhân.

Tin đọc nhiều nhất