Thứ Hai, 31/03/2025

7 sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân thường gặp hiện nay

Không phải những người mới bắt đầu mà ngay cả những chuyên gia tài chính cũng khó tránh khỏi sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hơn hết, nếu không sớm nhận diện những sai lầm ấy, bạn có thể gánh chịu những hậu quả như: không có tiền tiết kiệm, không quản lý được nguồn tiền thậm chí bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần. Hãy cùng Tạp Chí Tài Chính phân tích những sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính cá nhân và cách khắc phục hiệu quả, giúp bạn xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc.

Vì sao bạn có thể mắc sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân?

Nếu bạn từng rơi vào tình trạng lương vừa về đã hết sạch và phải đi vay mượn để duy trì cuộc sống. Hoặc trường hợp bạn đi làm, có tích cóp nhưng không thể đạt được các mục tiêu lớn và số tiền tiết kiệm không đáng kể… Đây là 2 trong số hậu quả phổ biến khi bạn mắc sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng phân tích các nguyên nhân dưới đây:

sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân
Nhiều người trẻ thường mắc các sai lầm cơ bản trong quản lý tài chính cá nhân

Thiếu kiến thức về tài chính cá nhân

Nhiều người trẻ chưa trang bị đầy đủ kiến thức tài chính hoặc ít kinh nghiệm, nên trong quá trình quản lý dễ mắc các sai lầm cơ bản. Những sai lầm này, nếu không được khắc phục kịp thời, có thể tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính.

Ảnh hưởng từ cảm xúc

Thay vì áp dụng các phương pháp khoa học và hay kiến thức từ sách quản lý tài chính cá nhân để quản lý tài chính, nhiều người thường phân bổ nguồn tiền dựa vào cảm xúc nhất thời. Ví dụ, một ngày tồi tệ có thể khiến bạn muốn mua sắm để “bù đắp” cho tâm trạng, dẫn đến chi tiêu không cần thiết.

Thiếu kế hoạch chi tiêu hợp lý

Không có kế hoạch tài chính rõ ràng có thể khiến bạn dễ dàng chi tiêu một cách ngẫu hứng mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài.

Thiếu kỷ luật, kiên nhẫn

Nhiều người thường mong muốn thấy ngay kết quả từ các khoản đầu tư mà không nhận ra rằng việc xây dựng tài sản là một quá trình dài hạn. Điều này có thể khiến họ vội vàng bán tháo tài sản trong những thời điểm khó khăn, dẫn đến thiệt hại lớn.

7 sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân

Chính những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc có không ít người mắc sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân. Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến.

1. Không có “quỹ dự phòng” cho riêng mình

Quỹ dự phòng là một khoản tiết kiệm quan trọng, được dành riêng cho các tình huống khẩn cấp như bệnh tật, tai nạn, hoặc mất việc. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận thức được tầm quan trọng của quỹ dự phòng hoặc chủ quan, dẫn đến việc không có nguồn lực tài chính cần thiết khi cần thiết.

 sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân
Trang bị quỹ dự phòng sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro khi có sự cố xảy ra

Cách khắc phục, phòng ngừa

Một trong những cách để tạo dựng Quỹ dự phòng chính là “tích tiểu thành đại”, bắt đầu tích lũy có mục tiêu vào mỗi tháng để tạo thành thói quen cho bản thân. Để duy trì quỹ dự phòng, bạn có thể tạo thói quen tiết kiệm ngay từ khi nhận lương. Bằng cách này, bạn sẽ xây dựng được một nguồn tài chính an toàn, sẵn sàng ứng phó với mọi biến cố xảy ra.

2. Thiếu kiểm soát trong chi tiêu thường nhật

Nhiều người không có thói quen theo dõi chi tiêu thường nhật, dẫn đến việc không nắm rõ số tiền đã chi và các mục chi tiêu cụ thể. Thiếu sót này có thể gây phát sinh nhiều khoản chi không cần thiết, khiến bạn dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt trước khi nhận lương tháng mới.

Khi không có cái nhìn rõ ràng về chi tiêu, bạn có thể tiêu tiền vào những thứ không quan trọng, làm giảm khả năng tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Hơn nữa, việc thiếu theo dõi cũng khiến lập kế hoạch tài chính trở nên khó khăn, vì bạn không thể xác định các khoản chi có thể cắt giảm.

Cách khắc phục, phòng ngừa

Để tránh sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân này, hãy sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu hoặc quản lý tài chính cá nhân bằng excel để ghi chép lại mọi khoản chi hàng ngày. Sau khi ghi chép ra, cần phân loại chi tiết từng hạng mục theo mức độ ưu tiên và phân bổ chi tiêu hợp lý. Việc này không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính mà còn giúp bạn kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn và tránh tình trạng chi tiêu quá mức.

3. Dính nợ xấu/Lạm dụng thẻ tín dụng

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng và tiện lợi của thẻ tín dụng. Nó cung cấp các ưu đãi, điểm thưởng trong quá trình mua sắm, trải nghiệm dịch vụ, và là nguồn tài chính trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên đây là một “con dao hai lưỡi” làm bạn dễ sa vào những sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân. Sử dụng thẻ tín dụng một cách không kiểm soát mà không thanh toán đúng hạn có thể phát sinh số nợ lớn, vượt ngoài khả năng chi trả, nợ xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm tín dụng của cá nhân.

Cách khắc phục, phòng ngừa

Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng nợ xấu hay sức hút của thẻ tín dụng? Hãy lập kế hoạch trả nợ cụ thể, ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Đồng thời, cần tránh sử dụng thẻ tín dụng cho những khoản chi không cần thiết.

Để phòng ngừa, bạn nên tìm hiểu kỹ về ngân hàng phát hành, thông tin các hạn mức và lịch thanh toán của loại thẻ tín dụng. Bạn chỉ sử dụng thẻ tín dụng cho những khoản chi mà bạn có khả năng thanh toán và hạn chế việc dùng thẻ cho các mục đích không thiết yếu. Ngoài ra, hãy nhớ theo dõi và thanh toán đầy đủ đúng hạn cho thẻ tín dụng mỗi tháng.

4. Không đa dạng nguồn thu nhập

Nhiều người hiện nay vẫn chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất, điều này có thể tạo ra rủi ro lớn nếu họ gặp phải tình huống mất việc hoặc giảm thu nhập. Trong bối cảnh kinh tế không ổn định, việc chỉ có một nguồn thu nhập có thể khiến bạn dễ dàng rơi vào khó khăn tài chính khi nguồn thu nhập chính đột ngột có những biến động.

sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân
Hiện nay người trẻ thường đa dạng công việc và tìm kiếm các nguồn thu nhập thụ động

Cách khắc phục, phòng ngừa

Để khắc phục sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân này, xem xét việc tìm kiếm các cơ hội phát triển nguồn thu nhập phụ. Chẳng hạn như nghề tay trái, đầu tư hoặc khởi nghiệp kinh doanh nhỏ. Đồng thời, hãy đầu tư vào bản thân để phát triển kỹ năng và kiến thức, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và gia tăng khả năng kiếm tiền. Việc này không chỉ giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập đa dạng mà còn củng cố sự ổn định tài chính trong tương lai.

5. Không có kế hoạch chi tiêu cụ thể

Một trong những sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân phổ biến hiện nay là thiếu kế hoạch chi tiêu cụ thể có thể khiến bạn dễ dàng chi tiêu một cách ngẫu hứng. Khi không có một lộ trình rõ ràng cho việc sử dụng tiền, bạn có thể vô tình tiêu tốn vào những thứ không cần thiết, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tiết kiệm và đầu tư trong tương lai.

sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân
Chi tiêu không kiểm soát có thể dẫn đến nhiều hậu quả tài chính nghiêm trọng

Cách khắc phục, phòng ngừa

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng là việc rất quan trọng, hãy xác định các khoản chi cần thiết và phân bổ ngân sách hợp lý cho từng mục. Bạn cũng nên thường xuyên xem xét và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại. Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học quản lý tài chính cá nhân để hiểu thêm về cách sắp xếp và chi tiêu hợp lý.

6. Không đầu tư/ đầu tư không kiểm soát

Nhiều người thường bỏ qua việc đầu tư và để tiền nằm im một chỗ, trong khi lạm phát có thể làm giảm giá trị đồng tiền theo thời gian. Ngược lại, một số người lại đầu tư một cách mù quáng mà không tìm hiểu kỹ các lựa chọn, dẫn đến những quyết định không hợp lý có thể gây thiệt hại tài chính.

Cách khắc phục, phòng ngừa

Trước khi bắt đầu đầu tư, hãy tìm hiểu về các kênh đầu tư khác nhau như chứng khoán, bất động sản hay quỹ tương hỗ hoặc nhận tư vấn từ những chuyên gia tài chính. Lập kế hoạch đầu tư dài hạn và nắm rõ các rủi ro liên quan sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

7. Bỏ sót các hạng mục chi tiêu thiết yếu

Nhiều người thường chỉ chú trọng vào các khoản chi tiêu lớn mà lại bỏ qua những khoản chi nhỏ nhưng cần thiết hàng ngày. Trong việc quản lý tài chính, nếu không được quản lý cẩn thận, những chi phí này có thể làm bạn bất ngờ và ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu khác.

sai lam trong quan ly tai chinh ca nhan 6
Bạn nên kiểm soát những hạng mục mua sắm thiết yếu hằng ngày để kiểm soát chi tiêu hiệu quả

Đừng quên lập danh sách các khoản chi tiêu thiết yếu hàng tháng như thực phẩm, điện nước, và các chi phí sinh hoạt khác. Đảm bảo rằng bạn đã tính toán đầy đủ các khoản này vào ngân sách của mình.

Những lưu ý chung để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Việc mắc những sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân là điều khó tránh. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận thức sớm hoặc có cho mình sự chuẩn bị thì có thể tránh các sai lầm này. Nhìn chung, trước, trong và sau quá trình quản lý tài chính cá nhân, bạn cần lưu ý:

  • Luôn lập kế hoạch: Lập kế hoạch cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, tiết kiệm cho hưu trí, hoặc đầu tư.
  • Theo dõi tình hình tài chính: Định kỳ xem xét tình hình tài chính của bạn để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và chiến lược.
  • Bổ sung kiến thức tài chính: Cập nhật kiến thức về quản lý tài chính cá nhân qua sách, khóa học hoặc các nguồn tài liệu trực tuyến.
  • Đặt mục tiêu cụ thể: Xác định rõ ràng các mục tiêu tài chính của bạn để có động lực thực hiện các bước cần thiết.
  • Tạo tính kỷ luật, nghiêm túc thực hiện: Tuân thủ kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm đã đề ra, từ đó giảm thiểu nguy cơ chi tiêu ngẫu hứng và rơi vào nợ nần.

Trên đây là bảy sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính cá nhân mà nhiều người thường gặp phải hiện nay. Việc nhận diện những sai lầm này là bước đầu tiên quan trọng để cải thiện tình hình tài chính của bạn. Hãy dành thời gian theo dõi và liệt kê những lỗi mà bạn đang mắc phải trong quá trình quản lý tài chính. Đừng quên theo dõi chuyên mục tư vấn tài chính cá nhân để biết thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích.

Tin đọc nhiều nhất