Thứ Hai, 31/03/2025

Nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân để đạt đến thịnh vượng tài chính

Sức khỏe tài chính cá nhân là nền tảng vững chắc cho cuộc sống tự do và hạnh phúc. Bạn đang thực sự hiểu rõ về tình hình tài chính của mình? Cách cải thiện sức khỏe tài chính tốt như thế nào? Trong bài viết này, Tạp Chí Tài Chính sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật những thông tin về sức khỏe tài chính cá nhân

Sức khỏe tài chính cá nhân là gì?

Sức khỏe tài chính cá nhân là tình trạng tài chính tổng thể của một người, bao gồm thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và nợ. Một cá nhân có sức khỏe tài chính tốt là người có khả năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, đảm bảo rằng họ có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu hiện tại và dự phòng cho tương lai. Điều này không chỉ bao gồm việc có một nguồn thu nhập ổn định mà còn liên quan đến khả năng lập kế hoạch tài chính cá nhân, quản lý chi tiêu và xây dựng quỹ tiết kiệm.

sức khỏe tài chính cá nhân
Sức khỏe tài chính cá nhân phản ánh tổng quan tình trạng tài chính của một người

Nói cách khác, sức khỏe tài chính cá nhân không chỉ thể hiện trạng thái 1 cá nhân có đủ tiền để chi tiêu mà còn là khả năng duy trì sự ổn định tài chính trong những tình huống khó khăn, như mất việc hay tai nạn của cá nhân đó.

Ví dụ cụ thể của một người có sức khỏe tài chính cá nhân ở mức ổn định: 

  • Có thu nhập ổn định: Bạn có một công việc mang lại thu nhập hàng tháng đủ để trang trải chi phí sinh hoạt và tích lũy.
  • Kế hoạch chi tiêu hợp lý: Chi phí hàng tháng được kiểm soát tốt, không vượt quá 70% thu nhập.
  • Không có nợ xấu: Các khoản nợ (nếu có) được thanh toán đúng hạn, không quá khả năng chi trả.
  • Có quỹ dự phòng cố định: Bạn có quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí từ 3-6 tháng trong trường hợp mất việc hoặc gặp sự cố.
  • Tham gia các kênh đầu tư hiệu quả: Một phần thu nhập được dùng để đầu tư vào cổ phiếu, quỹ mở, hoặc bất động sản để gia tăng tài sản.
  • Tham gia các công cụ bảo vệ tài chính: Bạn sở hữu các loại bảo hiểm cần thiết như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tài sản.
  • Có quỹ tích lũy dài hạn: Bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng cho các mục tiêu lớn như mua nhà, nghỉ hưu hoặc cho con đi học.

Tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân

Tương tự như sức khỏe thể chất và tinh thần, sức khỏe tài chính cá nhân cũng cần được kiểm tra thường xuyên. Điều này giúp bạn phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình quản lý tài chính của mình. Nhờ đó, bạn có thể kịp thời điều chỉnh và tối ưu hóa kế hoạch tài chính cá nhân, đảm bảo an toàn và ổn định cho tương lai.

Những lợi ích mà việc kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân mang lại:

1. Đánh giá tình hình tài chính ở hiện tại

Kiểm tra sức khỏe tài chính giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của mình. Bạn có thể xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý tài chính cá nhân, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý.

2. Đề phòng các biến cố bất ngờ

Khi bạn gặp phải những tình huống bất ngờ như thất nghiệp, tai nạn… bạn sẽ cần một khoản tiền để chi trả cho các chi phí phát sinh như phí điều trị y tế, chi phí sinh hoạt hàng ngày hay thậm chí là các khoản nợ chưa thanh toán.

Trong những thời điểm khó khăn như vậy, số tiền tích lũy từ trước sẽ trở thành một nguồn tài chính quý giá, giúp bạn xoay sở và duy trì sự ổn định trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp bạn trang trải những chi phí khẩn cấp mà còn tạo cảm giác an tâm, mà bạn có thể tập trung vào việc phục hồi và tìm kiếm giải pháp thay vì lo lắng về tài chính.

sức khỏe tài chính cá nhân
Kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân giúp bạn đề phòng trước những tình huống bất ngờ

Ví dụ minh hoạ: Bạn thường xuyên kiểm tra dòng tiền và nhận thấy khoản tiết kiệm dự phòng chỉ còn đủ cho 1 tháng chi tiêu. Nhận thấy rủi ro, bạn lập tức giảm các chi phí không cần thiết và bắt đầu tích lũy lại quỹ dự phòng. Sau đó, khi công ty đột ngột cắt giảm nhân sự, bạn có đủ tài chính để trang trải cuộc sống trong 3 tháng tiếp theo, không cần vay mượn.

3. Giảm thiểu rủi ro tài chính

Việc kiểm tra sức khoẻ tài chính thường xuyên giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề tài chính có thể phát sinh. Từ đó, bạn sẽ có cho mình những biện pháp phòng ngừa kịp thời. Điều này giúp bạn giảm thiểu rủi ro hoặc mức độ tổn thất nếu các sự cố bất ngờ xảy ra. 

Ví dụ khi kiểm tra tài chính, bạn nhận ra mình chưa có bảo hiểm y tế. Bạn lập tức mua bảo hiểm phù hợp với thu nhập. Một năm sau, khi gặp phải chi phí y tế bất ngờ 50 triệu đồng do tai nạn, bạn chỉ phải trả 5 triệu đồng vì đã có bảo hiểm chi trả phần còn lại.

4. Tăng cường tự chủ tài chính cá nhân

Khi bạn hiểu rõ tình hình tài chính của mình, bạn sẽ có khả năng tự chủ tài chính cá nhân tốt hơn. Bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn và đạt được các mục tiêu tài chính một cách dễ dàng hơn.

Các chỉ số dùng để đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân

Vậy làm sao để biết chính xác sức khoẻ tài chính cá nhân của mình đang trong tình trạng như thế nào? Việc đánh giá sẽ dựa trên các tiêu chí cơ bản. Dưới đây là 4 chỉ số thường được dùng để đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân: 

1. Chỉ số tiết kiệm

Chỉ số tiết kiệm là tỷ lệ phần trăm thu nhập mà bạn dành cho việc tiết kiệm. Tuỳ vào mục đích cá nhân mà bạn sẽ có cho mình các chỉ số tiết kiệm phù hợp. Nếu bạn đang cần mua xe hoặc cưới hỏi, chỉ số tiết kiệm sẽ cao, chiếm 25 đến 30% tổng thu nhập. Nhưng nếu bạn chỉ cần một khoản để dự phòng và để dành cho mai sau, chỉ số tiết kiệm có thể chiếm từ 10 đến 15%.

sức khỏe tài chính cá nhân
Chỉ số tiết kiệm thể hiện tỷ lệ thu nhập bạn dành cho tiết kiệm

Cách tính toán chỉ số tiết kiệm: 

Chỉ số tiết kiệm = Số tiền tiết kiệm / Thu nhập đã trừ thuế

Ví dụ: 

Tổng thu nhập thực nhận của bạn là 10 triệu đồng mỗi tháng và tiết kiệm 2 triệu đồng, chỉ số tiết kiệm của bạn là 20%.

Khi chỉ số tiết kiệm cao, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc đối mặt với các rủi ro tài chính và có đủ nguồn lực để theo đuổi các mục tiêu trong tương lai, chẳng hạn như mua nhà, đầu tư vào giáo dục hoặc nghỉ hưu sớm.

2. Chỉ số nợ

Chỉ số nợ phản ánh tỷ lệ nợ của bạn so với thu nhập. Để tính toán, bạn có thể lấy tổng số nợ hiện tại chia cho thu nhập hàng tháng. 

Cách tính toán chỉ số nợ: 

Chỉ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản

Ví dụ: 

Nếu tổng nợ của bạn là 30 triệu đồng và thu nhập hàng tháng là 10 triệu đồng, chỉ số nợ của bạn là 300%. Điều này cho thấy bạn đang nợ nhiều hơn gấp ba lần thu nhập hàng tháng.

Một tỷ lệ nợ thấp (dưới 30%) cho thấy bạn có khả năng quản lý nợ hiệu quả và có thể trả nợ đúng hạn. Ngược lại, tỷ lệ nợ cao có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính. Việc giảm tỷ lệ nợ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn trong tương lai.

3. Chỉ số đầu tư

Chỉ số đầu tư phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập mà bạn dành cho việc đầu tư. Đầu tư không chỉ giúp bạn gia tăng tài sản mà còn là cách để bạn bảo vệ sức mua của mình trước lạm phát. 

sức khỏe tài chính cá nhân
Đầu tư là hình thức giúp bạn gia tăng tài sản cá nhân

Cách tính toán chỉ số đầu tư: 

Chỉ số đầu tư = Tổng thu nhập (đã trừ thuế) – chỉ số tiết kiệm –  chỉ số nợ – các khoản chi phí khác

Ví dụ: 

Nếu bạn đầu tư 1 triệu đồng từ tổng thu nhập 10 triệu đồng, chỉ số đầu tư của bạn là 10%.

Một chỉ số đầu tư cao cho thấy bạn đang chủ động trong việc phát triển tài chính cá nhân và chuẩn bị cho tương lai. Để đạt được sức khỏe tài chính bền vững, bạn nên có một danh mục đầu tư đa dạng, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản… nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

4. Chỉ số thanh khoản

Chỉ số thanh khoản là một trong những công cụ quan trọng giúp bạn đánh giá một cách chính xác tình trạng sức khỏe tài chính cá nhân. Chỉ số này thể hiện khả năng chi trả nợ ngắn hạn của bạn mà không cần phải tìm nguồn vốn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, chỉ số thanh khoản cho thấy khả năng bạn có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có mà không phải vay mượn thêm.

Cách tính toán chỉ số thanh khoản:

Tỷ lệ thanh khoản = Tài sản thanh khoản / Chi phí hàng tháng

Ví dụ: 

Bạn có chi phí sinh hoạt hàng tháng rơi vào khoảng 10 triệu đồng, trong khi tổng tài sản của họ là 100 triệu đồng. Vậy chỉ số thanh khoản của bạn là: 10. Điều này có nghĩa là bạn có khả năng duy trì chi phí sinh hoạt của mình trong vòng 10 tháng khi không có thêm bất kỳ nguồn thu nhập nào

Một chỉ số thanh khoản tốt cho thấy bạn có đủ tiền mặt để trang trải cho các chi phí hàng ngày và các tình huống khẩn cấp mà không cần phải vay mượn. Nếu chỉ số này thấp, bạn có thể gặp khó khăn khi cần tiền mặt trong những tình huống khẩn cấp, từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của bạn.

Những cách kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân dễ dàng

Để kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân một cách đơn giản, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

1. Thông qua quỹ tiết kiệm

Bạn nên kiểm tra xem mình đã tích lũy được bao nhiêu tiền trong quỹ tiết kiệm và liệu số tiền này có đủ để trang trải cho các tình huống khẩn cấp hay không. Một quy tắc phổ biến là nên có ít nhất 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ dự phòng. Nếu bạn có một quỹ tiết kiệm vững chắc, điều đó cho thấy bạn đã chuẩn bị tốt cho những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong tương lai.

2. Thông qua khả năng chi trả sinh hoạt phí hàng tháng

Khả năng chi trả các khoản sinh hoạt phí hàng tháng là một trong những chỉ số quan trọng nhất thể hiện sức khỏe tài chính của bạn. Bạn nên bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, thực phẩm, giao thông và các chi phí khác. Sau đó, so sánh tổng số tiền này với thu nhập hàng tháng của bạn.

sức khỏe tài chính cá nhân
Thông qua khả năng chi trả sinh hoạt phí có thể đánh giá tình trạng sức khỏe tài chính của bạn

Nếu bạn có khả năng chi trả mà vẫn còn dư tiền để tiết kiệm, điều này cho thấy bạn đang duy trì một tình hình tài chính ổn định. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên phải vay mượn để trang trải chi phí sinh hoạt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh ngân sách và quản lý chi tiêu tốt hơn.

3. Thông qua các loại bảo hiểm đã đăng ký

Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ tài chính cá nhân. Bạn nên kiểm tra các loại bảo hiểm mà mình đã đăng ký, chẳng hạn như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản, và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đánh giá xem các loại bảo hiểm này có đủ để bảo vệ bạn trong trường hợp xảy ra rủi ro hay không. 

Một chính sách bảo hiểm phù hợp không chỉ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại tài chính mà còn giúp bạn an tâm hơn khi đối diện trước những biến động về tài chính cá nhân. Nếu bạn chưa có bảo hiểm hoặc chính sách bảo hiểm hiện tại không đáp ứng được nhu cầu, đây là lúc để xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.

Bí quyết nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân hiệu quả

1. Trau dồi kiến thức tài chính

Việc không ngừng học hỏi và cập nhật thông tin về quản lý tài chính, đầu tư, và các sản phẩm tài chính sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc ra quyết định. 

sức khỏe tài chính cá nhân
Kiến thức tài chính là nền tảng của quyết định tài chính thông minh

Bạn có thể tham gia các khóa học, đọc sách, theo dõi các blog tài chính, hoặc tham gia các hội thảo trực tuyến để nâng cao hiểu biết của mình. Khi bạn có kiến thức vững vàng, bạn sẽ dễ dàng nhận diện các cơ hội cũng như rủi ro về tài chính cá nhân.

2. Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng và thực tế

 Mục tiêu nên cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn (SMART). Ví dụ, thay vì chỉ nói rằng bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy đặt mục tiêu như “tiết kiệm 50 triệu đồng trong vòng 1 năm để đổi xe máy mới”. Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và theo dõi tiến độ. Điều này không chỉ tạo động lực mà còn giúp bạn duy trì sự tập trung vào các hành động cần thiết để đạt được những gì bạn mong muốn.

3. Thanh toán các khoản nợ sớm

Việc thanh toán nợ đúng hạn là rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tài chính cá nhân. Nếu bạn có nhiều khoản nợ, hãy lập kế hoạch để trả nợ sớm nhất có thể, ưu tiên những khoản nợ có lãi suất cao trước. Thanh toán nợ không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền lãi mà còn giảm bớt gánh nặng tài chính, tạo ra không gian cho bạn đầu tư và tiết kiệm nhiều hơn.  

4. Lập kế hoạch tài chính cá nhân và theo dõi tiến độ

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là một bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng. Bạn cần xác định các nguồn thu nhập, chi phí hàng tháng, và các khoản tiết kiệm cần thiết. Sau khi lập kế hoạch, hãy thường xuyên theo dõi tiến độ của mình. Có thể bạn sẽ cần điều chỉnh kế hoạch của mình theo thời gian, nhưng việc theo dõi sẽ giúp bạn nhận diện các vấn đề sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời.

sức khỏe tài chính cá nhân
Lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tiêu dùng hiệu quả và có mục đích hơn

Áp dụng quy tắc 70/30 vào quản lý tài chính cá nhân cũng là một cách hiệu quả. Theo quy tắc này, bạn nên chi tiêu 70% thu nhập cho các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, nhà ở, và các chi phí sinh hoạt khác, trong khi dành 30% còn lại cho việc tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Cách này sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm, đồng thời tạo dựng được thói quen tài chính lành mạnh

5. Tạo quỹ tiết kiệm 

Quỹ tiết kiệm là một phần không thể thiếu trong chiến lược tài chính cá nhân. Bạn nên bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp, ít nhất tương đương với 3-6 tháng chi phí sinh hoạt. Quỹ này sẽ giúp bạn đối phó với những tình huống bất ngờ như mất việc hoặc chi phí y tế đột xuất.

Bên cạnh quỹ khẩn cấp, bạn cũng nên có các quỹ tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà, du lịch hoặc nghỉ hưu. Định kỳ đóng góp vào quỹ tiết kiệm sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu này một cách dễ dàng hơn.

6. Đầu tư tài chính

Bạn có thể tìm hiểu về các hình thức đầu tư như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, hoặc quỹ đầu tư. Đầu tư không chỉ giúp bạn gia tăng tài sản mà còn tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu đầu tư, hãy đảm bảo rằng bạn đã có đủ kiến thức và hiểu rõ về các rủi ro liên quan. Đầu tư khôn ngoan sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính và tăng tài sản cá nhân của mình.

Việc kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính của mình mà còn tạo cơ hội để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả. Bằng cách áp dụng những bí quyết và chỉ số đánh giá đã nêu trên, bạn có thể nâng cao sức khỏe tài chính của mình một cách hiệu quả. Đừng quên theo dõi Tạp Chí Tài Chính để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về tài chính nhé.

Tin đọc nhiều nhất