Thứ Hai, 31/03/2025

Tự do tài chính là gì? Cách đạt tự do tài chính nhanh chóng

Tự do tài chính là trạng thái mà bạn không còn phải lo lắng về tiền bạc, nhờ có nguồn thu nhập ổn định đủ đáp ứng mọi nhu cầu cuộc sống. Đây không chỉ là mục tiêu về tài chính, mà còn là cách để bạn tận hưởng cuộc sống, theo đuổi đam mê và dành thời gian cho những điều thực sự quan trọng. Vậy làm thế nào để đạt được tự do tài chính một cách bền vững? Hãy cùng khám phá những bí quyết hiệu quả trong bài viết của Tạp Chí Tài Chính.

Tự do tài chính là gì? 

Định nghĩa tự do tài chính 

Tự do tài chính (tiếng anh là Financial Freedom) chính là trạng thái bạn có đủ khả năng tài chính để sống một cuộc sống thoải mái mà không phụ thuộc vào công việc kiếm tiền hàng ngày. Điều này có nghĩa là các nguồn thu nhập thụ động hoặc tích lũy tài sản đã đủ để đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu, từ cơ bản đến xa xỉ, mà không cần lo lắng về tài chính. 

Người đạt được sự tự do về tài chính thường có nguồn thu nhập ổn định, có quyền tự do quyết định mọi vấn đề trong cuộc sống mà không phải đối mặt với áp lực nợ nần hay gánh nặng kinh tế. 

tự do tài chính
Đạt được tự do tài chính luôn là mong muốn không của riêng ai

Đạt tự do tài chính cần bao nhiêu tiền?

Mỗi người sẽ có một mức độ tự do tài chính riêng và không thể xác định nó bằng một con số chung cụ thể. Khi bạn đạt đến ngưỡng tự do tài chính thì đồng tiền không còn là gánh nặng. Bạn có thể thoải mái chi trả cho các nhu cầu cơ bản như ăn uống, chỗ ở, giải trí, chăm sóc sức khỏe hay thỏa mãn sở thích cá nhân. Đây chính là thời điểm bạn được sống theo cách mình mong muốn mà không phải bận tâm về tài chính. 

Theo kết luận của ba giáo sư Đại học Trinity, Texas đã tiến hành một nghiên cứu, phân tích các danh mục đầu tư từ năm 1926 – 1995 và đưa ra một công thức ước tính số tiền cần thiết để đạt tự do tài chính. Đó là bạn cần sở hữu một khoản tiền tương đương 25 lần tổng chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng năm. Đây cũng là công thức tính số tiền cần có để đạt tự do tài chính theo quy tắc 4%.

Chẳng hạn, nếu chi phí sinh hoạt mỗi tháng của bạn là 30 triệu đồng, thì chi phí cả năm sẽ là 360 triệu đồng. Như vậy, số tiền bạn cần để đạt được tự do tài chính sẽ là 360 triệu x 25 = 9 tỷ đồng.

Nên đạt tự do tài chính khi nào?

Tự do tài chính nên được đặt làm mục tiêu càng sớm càng tốt. Thời điểm lý tưởng là khi bạn bắt đầu có thu nhập ổn định, bởi đây là giai đoạn bạn có thể tận dụng thời gian dài để tích lũy và đầu tư. Tuy nhiên, nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội lúc trẻ, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Quan trọng nhất là bạn cần xác định rõ mục tiêu và lập kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình cá nhân. Hãy bắt đầu ngay khi bạn nhận ra tầm quan trọng của tự do tài chính.

tự do tài chính
Nên đặt mục tiêu tài chính càng sớm càng tốt

Tự do tài chính giống như một chuyến đi dài. Bạn càng bắt đầu sớm bao nhiêu thì hành trình của bạn càng dài và bạn càng có nhiều cơ hội khám phá. Dù bạn bắt đầu muộn, bạn vẫn có thể bắt chuyến tàu kế tiếp. Quan trọng là bạn phải chuẩn bị hành trang thật kỹ và lên kế hoạch cho hành trình của mình

Lợi ích khi đạt tự do tài chính

1. Không còn lo lắng về tiền bạc

Khi đạt được tự do tài chính, bạn không còn phải bận tâm về các khoản chi tiêu hàng ngày hay hóa đơn. Điều này sẽ giúp tập trung năng lượng vào những điều quan trọng hơn như gia đình, sức khỏe, hoặc phát triển bản thân.

2. Thực hiện ước mơ và sở thích

Tự do tài chính mang lại cho bạn cơ hội biến những mong muốn thành hiện thực. Bạn có thể theo đuổi những đam mê và sở thích mà không bị ràng buộc bởi áp lực tài chính, như du lịch, học tập hay khởi nghiệp. 

3. Thời gian linh hoạt

Khi không phải làm việc chỉ để trả các hóa đơn, tự do tài chính cho phép bạn có nhiều thời gian hơn để dành cho gia đình và bản thân, thực hiện những hoạt động mà bạn yêu thích. Điều này không chỉ giúp bạn sống trọn vẹn hơn mà còn tăng cường sự gắn kết với những người thân yêu.

4. Khả năng nghỉ hưu sớm

Với nguồn thu nhập thụ động ổn định, bạn có thể nghỉ hưu sớm mà vẫn duy trì được lối sống mong muốn mà không cần phải làm việc liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống theo cách mình muốn, mà không cần phụ thuộc vào công việc hàng ngày.

tự do tài chính
Khi tự do về tài chính bạn có thể nghỉ hưu sớm để tận hưởng cuộc sống

5. Tăng cường sự tự tin

Sự ổn định tài chính mang lại cho bạn sự tự tin trong cuộc sống, từ đó cải thiện tinh thần và khả năng ra quyết định. Bạn có thể dễ dàng đưa ra các quyết định lớn, từ việc đầu tư vào một cơ hội mới, xây dựng gia đình, đến việc khám phá những ý tưởng sáng tạo.

6. Cơ hội đầu tư và phát triển

Khi không còn phải lo lắng về chi phí hàng ngày, bạn có thể tập trung vào việc đầu tư vào các cơ hội mới. Tự do tài chính cho phép bạn tận dụng các cơ hội đầu tư tiềm năng, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra nhiều nguồn thu nhập hơn. Đây chính là chìa khóa để đạt được sự phát triển bền vững về cả tài chính và sự nghiệp.

7. Quản lý rủi ro tốt hơn

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ như mất việc, bệnh tật hoặc khủng hoảng kinh tế. Khi đạt được tự do tài chính, bạn có một ngân sách “khổng lồ” để đối mặt với những tình huống này mà không bị đảo lộn cuộc sống. 

8. Cải thiện sức khỏe tinh thần

Áp lực tài chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây stress và lo âu. Việc không phải lo lắng về tiền bạc có thể giúp bạn có một tinh thần thoải mái, dễ dàng tận hưởng cuộc sống hơn. 

Tóm lại, tự do tài chính không chỉ là mục tiêu về tiền bạc mà còn là một trạng thái sống tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của bạn.

7 cấp độ tự do tài chính theo Grant Sabatier

Grant Sabatier là một tác giả, podcaster và doanh nhân người Mỹ, nổi tiếng với cuốn sách bán chạy “Financial Freedom: A Proven Path to All the Money You Will Ever Need”, xuất bản vào năm 2019. Ông là người sáng lập trang web tài chính cá nhân “Millennial Money” và đã từng tổ chức podcast cùng tên, nơi ông phỏng vấn các chuyên gia về tài chính và cuộc sống có ý nghĩa.

Grant Sabatier trở thành triệu phú tự thân khi 37 tuổi và là người dẫn đầu phong trào tự do tài chính và nghỉ hưu sớm (FIRE: Financial Independence, Retire Early). Dưới đây các cấp độ tự do tài chính mà Sabatier đã chia sẻ trong hành trình của mình.

tự do tài chính
Có 7 cấp độ để đạt được mục tiêu tự do tài chính theo Grant Sabatier

Cấp 1: Rõ ràng

Ở cấp đầu tiên, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ tình hình tài chính cá nhân của mình. Cụ thể, bạn cần biết mình có bao nhiêu tiền, đang nợ bao nhiêu và mục tiêu tài chính của mình là gì. 

Cấp 2: Tự cấp

Ở cấp độ này, bạn phải đạt được sự tự chủ tài chính. Nghĩa là bạn có thể kiếm đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của người khác. Số tiền này có thể đến từ lương của bạn hoặc các khoản thu nhập khác, chỉ cần là bạn có thể tự duy trì cuộc sống mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai.

Cấp 3: Thoải mái

Vượt qua cấp độ 2 đồng nghĩa với việc bạn đã làm chủ được chi phí sinh hoạt và bắt đầu tích lũy một khoản tiết kiệm. Khoản tiết kiệm này sẽ được sử dụng cho các mục tiêu dài hạn như lập quỹ dự phòng tài chính cá nhân hoặc đầu tư cho hưu trí. 

Cấp 4: Ổn định 

Để đạt được cấp độ 4, bạn cần chắc chắn rằng mình có khả năng trả hết các khoản nợ có lãi suất cao. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bạn đã tích lũy đủ 6 tháng chi phí sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp. Điều này sẽ bảo vệ tài chính của bạn khỏi những rủi ro và sự cố bất ngờ.

tự do tài chính
Đạt được cấp 4 tự do tài chính đầu tiên bạn sẽ hạn chế được những rủi ro liên quan đến tiền bạc

Cấp 5: Linh hoạt

Người tích lũy kinh tế đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong ít nhất 2 năm đã chạm đến ngưỡng tự do linh hoạt về tài chính. Ở cấp độ này, số tiền không chỉ có sẵn dưới dạng tiền mặt, mà còn trong các tài khoản tiết kiệm và đầu tư mà bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Khi đạt được cấp độ 5, bạn có thể thoải mái dành thời gian cho bản thân, nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng mà không cần lo lắng về tài chính, tận hưởng sự tự do và cân bằng trong cuộc sống.

Cấp 6: Độc lập tài chính

Để đạt được độc lập tài chính, bạn cần thay đổi tư duy về tiền bạc. Thay vì chỉ làm việc để kiếm tiền, bạn cần chuyển sang tư duy đầu tư, làm cho tiền của bạn sinh lời. Một trong những cách quan trọng để đạt được độc lập tài chính là tạo ra các nguồn thu nhập thụ động, như lãi suất, cổ tức, hoặc doanh thu từ bất động sản cho thuê. Đầu tư phần lớn thu nhập vào những nguồn này sẽ giúp bạn xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc.

Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần chọn hình thức đầu tư phù hợp với tài chính và mục tiêu lợi nhuận. Các lựa chọn như cổ phiếu, bất động sản, quỹ ETF, hay tiền điện tử đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định, dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro và kiến thức của mình. Việc lựa chọn đúng đắn sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu độc lập tài chính.

Cấp 7: Của cải dồi dào

Khi đạt đến cấp độ 7, tài chính của bạn đã vững vàng đến mức bạn không còn phải lo lắng về tiền bạc nữa. Mặc dù ở cấp độ 6 bạn vẫn cần theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư để duy trì kế hoạch tài chính, nhưng khi đạt đến cấp độ này, bạn đã xây dựng được một nền tảng tài chính mạnh mẽ, giúp đảm bảo một cuộc sống thoải mái và tự do về tài chính. Các quyết định trong cuộc sống của bạn không còn bị chi phối bởi yếu tố tiền bạc, mà thay vào đó là sự tự do để theo đuổi những đam mê và mục tiêu cá nhân.

Công thức tự do tài chính bạn cần nắm

Nếu muốn xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả để sớm đạt tự do tài chính, bạn cần xác định rõ nhu cầu chi tiêu, tính toán nguồn thu nhập và các khoản tiết kiệm. Số tiền cần chuẩn bị cho mục tiêu này phải đủ để chi trả các khoản chi tiêu của bạn. Để ước tính số tiền cần có để đạt mục tiêu tự do tài chính, người ta thường sử dụng quy tắc 4%.

Quy tắc 4% hay còn gọi là quy tắc 25 là một trong những công thức phổ biến nhất để xác định số tiền cần thiết để đạt được tự do tài chính. Công thức này được phát triển dựa trên nghiên cứu của William P. Bengen, cho thấy rằng nếu bạn rút 4% từ khoản đầu tư của mình mỗi năm, bạn có thể duy trì tài sản đó trong suốt 30 năm mà không bị cạn kiệt.

Số tiền chi tiêu 1 tháng x 12 tháng/4% = số tiền cần có để độc lập tài chính. 

Lưu ý, số tiền này được tính toán dựa trên 25 năm chi phí sinh hoạt trung bình. Bạn sẽ đầu tư số tiền đó để nhận lãi từ và mỗi năm có thể rút ra một khoản tiền tương đương với chi phí sinh hoạt trong một năm mà không làm ảnh hưởng đến số vốn đầu tư ban đầu.

Ví dụ: Trung bình mỗi tháng bạn chi tiêu hết 30 triệu, áp dụng công thức trên sẽ tính như sau: 

30 triệu x 12/4%= 9 tỷ 

Như vậy, 9 tỷ là số tiền bạn cần tích lũy để mỗi năm có thể rút ra 4% mà không làm giảm vốn đầu tư gốc. Khi bạn đạt được 9 tỷ và với mức chi tiêu 30 triệu/tháng, bạn đã có khả năng làm chủ tài chính và có thể nghỉ hưu sớm. 

tự do tài chính
Quy tắc 4% thường được nhiều người áp dụng để đạt được mục tiêu tự do tài chính

Phân biệt tự do tài chính và độc lập tài chính

Mặc dù, tự do tài chính và độc lập tài chính đều là những khái niệm quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân, nhưng chúng sẽ có sự khác biệt:

Tiêu chíTự do tài chínhĐộc lập tài chính
Định nghĩaLà trạng thái mà bạn có đủ nguồn thu nhập thụ động để đáp ứng tất cả các nhu cầu và mong muốn của cuộc sống mà không cần làm việc.Là khả năng không phụ thuộc vào người khác (gia đình, bạn bè) hoặc nợ nần để chi trả các chi phí cơ bản của bản thân.
Mức độ tài chínhCao hơn, hướng đến việc sống thoải mái mà không bị hạn chế bởi tài chính.Thấp hơn, tập trung vào việc tự chủ tài chính để đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Nguồn thu nhập chínhThu nhập thụ động từ đầu tư, bất động sản, cổ phiếu, hoặc các tài sản khác tạo ra dòng tiền đều đặn.Thu nhập từ công việc, kinh doanh hoặc các nguồn hỗ trợ đủ để trang trải cuộc sống.
Sự phụ thuộcHoàn toàn không phụ thuộc vào việc làm hoặc bất kỳ người nào.Không phụ thuộc vào người khác nhưng có thể vẫn phụ thuộc vào công việc để duy trì thu nhập.
Mục tiêuSống tự do, thoải mái theo ý muốn, theo đuổi đam mê mà không lo lắng về tiền bạc.Đảm bảo khả năng tự trang trải cuộc sống, tránh rơi vào cảnh nợ nần hoặc phụ thuộc tài chính.
Thời gian đạt đượcMất nhiều thời gian hơn, cần tích lũy tài sản lớn và lập kế hoạch đầu tư hiệu quả.Có thể đạt được sớm hơn, chỉ cần chi tiêu hợp lý và ổn định thu nhập.
Phạm vi nhu cầuBao gồm cả nhu cầu thiết yếu và các mong muốn về phong cách sống, sở thích cá nhân.Chủ yếu tập trung vào các nhu cầu cơ bản như ăn uống, nhà ở, và các chi phí sinh hoạt tối thiểu.

Tự do tài chính không chỉ là mục tiêu, mà còn là cả hành trình dài đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể và sự kiên trì. Hy vọng với những thông tin được Tạp Chí Tài Chính đề cập trong bài sẽ giúp bạn nắm được những cấp độ của tự do tài chính và công thức thực hiện để nhanh chóng đạt đến ngưỡng tự do tài chính. Đừng quên chỉ cần vài phút mỗi ngày cùng chuyên mục tư vấn tài chính cá nhân, bạn sẽ học được cách tiết kiệm thông minh, đầu tư hiệu quả và đạt được sự tự do tài chính mà bạn luôn mơ ước!”

Tin đọc nhiều nhất