Quản lý chi tiêu với mức lương 7 triệu luôn là thách thức, nhưng không phải là điều không thể. Nhưng nếu chỉ cần biết cách chi tiêu hợp lý và tiết kiệm thông minh, bạn hoàn toàn có thể đảm bảo cuộc sống ổn định và tích lũy cho tương lai. Bản tin tài chính của chúng tôi sẽ mách bạn làm sao để chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệu thông qua bài viết sau đây nhé!
Mức lương 7 triệu cao hay thấp?
Đánh giá mức lương 7 triệu cao hay thấp còn tùy thuộc vào bối cảnh và góc nhìn. Đối với một người mới bắt đầu sự nghiệp hoặc làm trong lĩnh vực không yêu cầu chuyên môn cao, đây có thể là mức lương chấp nhận được. Nhưng đối với những người đã có kinh nghiệm hoặc sống ở các đô thị lớn, nó có thể bị coi là hạn chế.
Với mức lương 7 triệu, bạn có thể cảm thấy thoải mái tại một số khu vực có chi phí sinh hoạt thấp. Nhưng ở các thành phố lớn, đây thường là bài toán cân đối chi tiêu khá căng thẳng. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ nằm ở con số bạn kiếm được mà ở cách bạn quản lý và tối ưu hóa tài chính cá nhân để đáp ứng nhu cầu và hướng tới mục tiêu dài hạn.
Những ngành có mức thu nhập 7 triệu
Khi nói đến mức lương 7 triệu đồng, nhiều người tự hỏi đâu là những ngành nghề có thể đạt được mức thu nhập này. Trên thực tế, tùy thuộc vào lĩnh vực và yêu cầu công việc, mức lương này có thể phổ biến cả ở các việc làm phổ thông lẫn các công việc đòi hỏi chuyên môn. Hãy cùng khám phá những ngành nghề phù hợp với mức thu nhập này!
Việc làm phổ thông |
Việc làm yêu cầu bằng cấp, trình độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 triệu có phải mức lương trung bình hiện nay?
Theo báo cáo tình hình lao động việc làm quý I năm 2024, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động đạt mức 7,6 triệu đồng (nguồn: Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thống kê). Chính vì vậy, mức 7 lương triệu/tháng được xem là mức trung bình của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đối với người dân ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, thì mức 7 triệu có thể gây khó khăn nếu chúng ta không có cách chi tiêu hợp lý.
Mặc dù 7 triệu được xem là mức tương đối trung bình nhưng mức này chỉ phù hợp với những công việc yêu cầu ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, với những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, đây chưa phải là mức lương lý tưởng. Các ngành yêu cầu kỹ năng và bằng cấp có thể đòi hỏi mức thu nhập cao hơn để tương xứng với sự đầu tư vào học vấn và công sức.
Tiền lương 7 triệu đủ sống không?
Với mức thu nhập 7 triệu đồng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chi trả cho các khoản chi tiêu tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý tài chính thông minh, lựa chọn những chi tiêu cần thiết và giảm bớt các khoản không quan trọng, bạn vẫn có thể sống đủ và dành dụm một khoản tiết kiệm nho nhỏ mỗi tháng.
Có thể mức lương này sẽ không đủ để bạn thực hiện những kế hoạch lớn, nhưng nếu bạn biết cân đối giữa các nhu cầu cần thiết và tiết kiệm hợp lý, con số này vẫn có thể giúp bạn duy trì cuộc sống ổn định và có một khoản tiết kiệm đáng kể. Quan trọng là phải lên kế hoạch chi tiêu một cách khoa học và hợp lý.
Cách chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệu
Chi tiêu hợp lý với phương pháp 6 chiếc lọ
Lọ thứ nhất: Nhu cầu thiết yếu (chiếm 55% – 3.850.000 đồng)
- Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại và hóa đơn (điện, nước, internet…).
Lọ thứ hai: Đầu tư sinh lợi (chiếm 10% – 700.000 đồng)
- Sử dụng vào các kênh đầu tư như gửi tiết kiệm, mua vàng…
Lọ thứ ba: Quỹ tiết kiệm (chiếm 10% – 700.000 đồng)
- Dành cho các kế hoạch lớn trong tương lai như nghỉ hưu, mua đất, mua nhà, xe hơi…
Lọ thứ tư: Phát triển bản thân (chiếm 10% – 700.000 đồng)
- Chi cho việc học tập, mua sách hoặc tham gia các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng…
Lọ thứ năm: Hưởng thụ cuộc sống (chiếm 10% – 700.000 đồng)
- Dùng để thư giãn hoặc tham gia các hoạt động giải trí, mua sắm cá nhân…
Lọ thứ sáu: Từ thiện (chiếm 5% – 350.000 đồng)
- Đóng góp từ thiện, giúp đỡ gia đình hoặc hỗ trợ bạn bè khi gặp khó khăn trong cuộc sống…
Chi tiêu hợp lý với phương pháp 50/20/30
Gần giống với quy tắc 6 chiếc lọ, phương pháp 50/20/30 cũng hướng đến việc phân bổ thu nhập theo từng nhóm mục tiêu rõ ràng, nhưng cách tiếp cận đơn giản và dễ áp dụng hơn. Với mức lương 7 triệu đồng, bạn có thể thực hiện như sau:
50% cho nhu cầu thiết yếu – 3.500.000 đồng
- Đây là khoản dành cho các chi phí cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm tiền thuê nhà, thực phẩm, hóa đơn điện nước và đi lại…
20% cho tiết kiệm và đầu tư – 1.400.000 đồng
- Phần này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng, tích lũy tài chính hoặc đầu tư để tạo thêm nguồn thu nhập…
30% cho nhu cầu cá nhân – 2.100.000 đồng
- Khoản tiền này dành để phục vụ sở thích cá nhân như mua sắm, giải trí, hoặc gặp gỡ bạn bè, giúp bạn duy trì sự cân bằng trong cuộc sống…
Cả phương pháp 6 chiếc lọ và 50/20/30 đều là công cụ hữu ích giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả với mức lương 7 triệu đồng. Tùy vào sở thích và mục tiêu tài chính cá nhân, bạn có thể chọn cách phù hợp để kiểm soát ngân sách, xây dựng quỹ tiết kiệm và đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai..
Cách tiết kiệm tiền với mức lương 7 triệu
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ dừng lại ở việc chi tiêu hợp lý mà còn nằm ở cách bạn tiết kiệm và tận dụng nguồn tiền để đầu tư, gia tăng giá trị. Với mức lương 7 triệu, bạn hoàn toàn có thể xây dựng kế hoạch tiết kiệm và đầu tư hiệu quả.
Luôn phải có 1 khoản tiết kiệm
Mặc dù mức lương này được đánh giá là “đủ sống”. Tuy nhiên hãy tiết kiệm với những khoản nhỏ trong thời gian dài. Khoản này không chỉ giúp bạn có quỹ dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp. Mà còn giúp bạn có vốn đầu tư trong tương lai.
- Có tài khoản tiết kiệm: Mở tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn tại ngân hàng để tiền có cơ hội sinh lời mà vẫn dễ dàng quản lý.
- Cắt giảm chi tiêu không cần thiết: Giảm bớt các khoản mua sắm bốc đồng hoặc chi phí giải trí xa xỉ. Thay vào đó, tận dụng các chương trình ưu đãi, giảm giá để tiết kiệm hơn.
- Đặt mục tiêu để tiết kiệm dễ dàng: Dành ít nhất 10-20% thu nhập mỗi tháng (700.000 – 1.400.000 đồng) vào quỹ tiết kiệm. Xác định mục tiêu rõ ràng như mua sắm, du lịch, hoặc dự phòng khẩn cấp để có động lực tiết kiệm.
Đầu tư thông minh
- Tìm hiểu các kênh đầu tư (vừa, nhỏ): Với số vốn khởi đầu từ vài trăm ngàn đến một triệu đồng, bạn có thể tham gia vào các hình thức đầu tư an toàn như quỹ mở, gửi tiết kiệm tích lũy, hoặc mua vàng. Tuy nhiên, nếu có ý định đầu tư thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ các kênh đầu tư uy tín, tránh bị lừa đảo và mất tiền.
- Phát triển bản thân: Đừng ngần ngại phát triển kỹ năng cá nhân, đầu tư vào bản thân bằng việc học thêm nhiều kỹ năng mới, tham gia khóa học bổ ích, mua sách. Đây cũng là cách giúp bạn có cơ hội tăng thu nhập trong tương lại.
Lương 7 triệu có phải đóng thuế TNCN?
Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi thu nhập tháng từ 11 triệu đồng trở lên. Với mức lương 7 triệu đồng, bạn không phải đóng thuế TNCN, vì mức thu nhập này dưới ngưỡng chịu thuế.
Những câu hỏi thường gặp
Lương 7 triệu vay ngân hàng Agribank được bao nhiêu?
Mức vay tại ngân hàng Agribank phụ thuộc vào thu nhập, khả năng tài chính, và các yếu tố khác như lịch sử tín dụng. Với lương 7 triệu đồng, bạn có thể vay từ 14 triệu đến 35 triệu đồng, hoặc cao hơn nếu có tài sản đảm bảo. Để biết chính xác số tiền vay, bạn nên đến trực tiếp chi nhánh Agribank hoặc liên hệ với ngân hàng để được tư vấn chi tiết.
Lương 7 triệu mở thẻ tín dụng được hay không?
Với mức lương 7 triệu đồng, bạn có thể mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố như thu nhập ổn định và khả năng chi trả. Hạn mức tín dụng có thể thấp hoặc cao tùy thuộc vào chính sách của ngân hàng và các yếu tố khác. Để có thông tin chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp với dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân của ngân hàng để nhận sự hỗ trợ chi tiết.
Với lương 7 triệu đồng, việc chi tiêu hợp lý và tiết kiệm hiệu quả hoàn toàn khả thi nếu bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng. Bằng cách phân bổ hợp lý các khoản chi và áp dụng các phương pháp tiết kiệm thông minh, bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một cách bền vững và đạt được mục tiêu tiết kiệm lâu dài.